Mantle Network là Layer 2 cực kỳ nổi bật khi dự án này được hậu thuẫn bởi sàn CEX top đầu Bybit và tổ chức DAO từng huy động hơn 500 triệu USD vào năm 2021. Vậy Mantle Network là gì? Nền tảng này có điểm gì đặc biệt so với các dự án Layer 2 khác? Hãy cùng Block24 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mantle Network là gì?

Tổng quan Mantle

Mantle Network là blockchain Layer-2 (L2) được xây dựng để nâng cao hiệu suất hoạt động của Ethereum. Cụ thể hơn, Mantle sử dụng công nghệ Optimistic Rollups để đưa giao dịch xử lý ở bên ngoài (off-chain) rồi sau đó ghi nhận kết quả trên Ethereum. Điều này giúp giao dịch được xử lý nhanh chóng và phí gas cực thấp.

Mantle Network là gì?
Tổng quan Mantle Network

Bên cạnh đó, Mantle được thiết kế theo cơ chế full EVM compatibility, cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng hoặc di chuyển ứng dụng phi tập trung (dApps) của họ trên Ethereum sang Mantle một cách nhanh chóng mà không cần phải lập trình lại từ đầu.

Lịch sử hình thành

Mantle Network là sản phẩm L2 được khởi xướng bởi BitDAO, một trong những tổ chức Tự trị Phi tập trung (DAO) lớn nhất nếu xét theo quy mô của kho bạc, với giá trị gần 3,7 tỷ USD ở thời điểm sáp nhập thành một với Mantle.
 

Chiến lược sáp nhập này diễn ra vào tháng 05/2023 sau khi đề xuất MIP-22 được thông qua vào cuối tháng 02 cùng năm. Từ đó hợp nhất BitDAO và Mantle thành một thương hiệu duy nhất là Mantle, BIT token trước đó cũng được chuyển sang MNT với tỷ lệ 1:1. Sự hợp nhất này không chỉ giúp thống nhất về thương hiệu mà còn kết hợp sức mạnh, nguồn lực lại với nhau. Điều này biến Mantle trở thành một trong những hệ sinh thái Crypto rộng lớn nhất hiện với mạng lưới L2 hiệu suất cao, sàn CEX top đầu Bybit và kho bạc trị giá hàng tỷ USD.

Điểm nổi bật của Mantle

Mantle chính hức niêm yết Coinbase
Mantle chính hức niêm yết Coinbase
  • Niêm yết trên các sàn lớn nhất hiện nay: Ngoài ra, điểm hấp dẫn của Mantle là token MNT được list trên hầu hết các sàn top đầu hiện nay, bao gồm: Coinbase, Bybit, Upbit,... Đặc biệt, Coinbase hiện là cái tên cực kỳ nổi bật khi sàn CEX này đang nắm giữ rất nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực Crypto tại Hoa Kỳ - đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  • Khả năng mở rộng cao: Với Optimistic Rollups, Mantle sở hữu khả năng xử lý giao dịch cực nhanh (dưới 1 giây) và phí gas rất rẻ (dưới 0.01$/giao dịch). Ngoài ra, việc chuyển sang công nghệ ZK-Rollups mà Mantle đang thực hiện dự kiến rút ngắn thêm thời gian xử lý giao dịch ở trên L2 này.
  • Cấu trúc linh hoạt: Với thiết kế modular (mô-đun), Mantle có thể dễ dàng tích hợp những công nghệ mới nhất vào trong blockchain, giúp cho việc nâng cấp ở trong tương lai hiệu quả hơn.
  • Thừa hưởng bảo mật từ Ethereum: Với việc ghi nhận và lưu trữ kết quả giao dịch trên Ethereum, Mantle sẽ được hưởng bảo mật top đầu mà blockchain L1 này mang lại. Điều này giúp người dùng an tâm hơn khi thực hiện giao dịch trên mạng lưới này.
  • Tương thích hoàn toàn EVM: Điều này giúp cho Mantle có thể dễ dàng thu hút developers và phát triển hệ sinh thái dApps rộng lớn.

Những đặc điểm trên có thể giúp Mantle định vị mình là một trong những L2 hàng đầu trên thị trường ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Cấu trúc của Mantle Network

Sơ đồ cấu trúc của Mantle
Sơ đồ cấu trúc của Mantle

Kiến trúc Modular

Khác với phần lớn các blockchain hiện nay vẫn đang sử dụng kiến trúc Monolithic, Mantle được thiết kế với tính Modular giúp chia cấu trúc thành nhiều bộ phận riêng biệt. Để dễ hình dung, bạn có thể xem Mantle là một nhà máy và có các bộ phận thực hiện chức năng chuyên biệt. 

 

Ví dụ: nhóm Executive sẽ chuyên thực thi giao dịch, nhóm Sequencer làm công việc sắp xếp yêu cầu của người dùng, nhóm Mantle đảm nhiệm việc lưu trữ dữ liệu,… Cách làm này sẽ giúp mạng lưới hoạt động hiệu quả và giúp Mantle linh hoạt hơn trong việc thay đổi, nâng cấp trong tương lai.

Data Availability: EigenDA

Nhờ vào ưu điểm của Modular, Mantle đã tích hợp công nghệ EigenDA cho lớp data availability. Thay vì sử dụng trực tiếp dữ liệu từ Ethereum vốn gây tốn kém thì EigenDA có thể giúp giảm chi phí đến 90%, theo đánh giá nội bộ của Mantle.

Mantle tích hợp công nghệ EigenDA
Mantle tích hợp công nghệ EigenDA

Điều này giúp cho chi phí giao dịch trên Mantle rẻ hơn rất nhiều so với các giải pháp L2 khác, tạo lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ cho việc mass adoption (áp dụng đại trà).

Từ Optimistic Rollups cho đến ZK-Rollups

Hiện tại, Mantle đang sử dụng Optimistic Rollups để tăng tốc độ xử lý và giảm phí giao dịch. Để làm được điều đó, công nghệ này mặc định cho rằng các giao dịch đều hợp lệ. Trong trường hợp có giao dịch bị phát hiện gian lận, sẽ có một khoảng thời gian thử thách lên đến 7 ngày để các validators gửi fraud proof (bằng chứng gian lận) lên để phản bác.
 

Mặc dù nhờ vào Optimistic Rollups mà tốc độ và chi phí giao dịch của Mantle không còn khiến cho người dùng phải lo lắng nữa nhưng L2 này vẫn tiếp tục cải thiện mạng lưới bằng cách nâng cấp công nghệ Zero-Knowledge validity rollup (ZK-Rollups). Với việc kết hợp mô hình SP1 của Succinct, ZK-Rollups của Mantle sẽ mang tới những lợi ích bao gồm:

  • Hoàn tất giao dịch nhanh hơn: Thay vì có nguy cơ phải chờ đợi thời gian thử thách của fraud proof lên đến 7 ngày thì ZK cho phép xác minh ngay tại thời điểm giao dịch. Giúp cho việc rút tiền được thực hiện nhanh chóng, mang lại hiệu quả về việc sử dụng vốn.
  • Tăng cường tính bảo mật: ZK sẽ tính toán, xác minh dữ liệu trong giao dịch nhưng không yêu cầu tiết lộ toàn bộ thông tin chi tiết. Điều này giúp nâng cao tính bảo mật của giao dịch mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của mạng lưới.
  • Lợi ích tiềm năng: Thêm vào đó, công nghệ ZK vẫn đang được nghiên cứu và phát triển liên tục để có thể mang tới nhiều lợi ích hơn ở trong tương lai, giúp cho việc xử lý và bảo mật thông tin của các giao dịch ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Mặc dù hiệu suất thực tế của công nghệ mới cần phải được chứng minh ở trong tương lai nhưng bước đi này cho thấy tham vọng của Mantle trong việc phát triển một L2 Ethereum tốt nhất dành cho người dùng.

Mantle (MNT) Tokenomics

MNT Key Metrics

Thông tin kỹ thuật của MNT:

  • Tên: Mantle
  • Ticker: MNT
  • Blockchain: Mantle
  • Contract: 
    • Ethereum: 0x3c3a81e81dc49A522A592e7622A7E711c06bf354
    • Mantle: 0xdeaddeaddeaddeaddeaddeaddeaddeaddead0000
  • Max supply: 6.219.316.794 MNT
  • Total supply: 6.219.316.794 MNT
  • Circulating supply: 3.364.694.382 MNT (06/05/2025)
  • Giá: 0,71$ (06/05/2025)
  • Market cap: 2.392.597.718$ (06/05/2025)
  • TGE: 17/07/2023

Phân bổ MNT

Tổng 6.219.316.768 MNT token ban đầu (ngày 07/07/2023) được phân bổ thành 2 phần bao gồm:

  • Mantle Treasury (49%): 3.046.328.614 MNT
  • Circulating (51%): 3.172.988.154 MNT

Hiện tại, nguồn cung lưu hành của MNT đã tăng lên 3.364.694.382, điều này đồng nghĩa với việc 191.706.228 (khoảng 135 triệu USD) đã được Mantle Treasury giải ngân để tài trợ cho các dự án, đối tác. Như vậy, kho bạc của Mantle vẫn còn hơn 2,8 tỷ MNT (hơn 2 tỷ USD) để tiếp tục tài trợ và phát triển hệ sinh thái Mantle (con số này chưa tính đến những tài sản khác).

MNT Use Cases

MNT token được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Thanh toán phí gas trên L2 Mantle
  • Sử dụng để tham gia dịch vụ trong các dApps hoặc GameFi
  • Governance: Tham gia bỏ phiếu trong các đề xuất quản trị dự án
  • Mantle Treasury dùng để tài trợ cho các dự án, đối tác trong hệ sinh thái

Cách mua và lưu trữ MNT

Bạn có thể mua vào lưu trữ trực tiếp MNT trên các sàn CEX hàng đầu hiện nay như: Coinbase, Bybit, Gate hoặc MEXC,… Ngoài ra, bạn cũng có thể rút MNT sang để lưu trữ trên các ví non-custodial như Metamask, Trust Wallet, Zerion,...

Hệ sinh thái Mantle

mETH Protocol (Mantle LSP)

mETH Protocol (trước đây: Mantle LSP) là giao thức ETH liquid staking và liquid restaking. Mục tiêu của mETH Protocol là đơn giản hóa cách stake ETH và tạo tính thanh khoản cho những tài sản đã được stake này. Nhờ vào đó, các nhà đầu tư của ETH có thể vừa kiếm lợi nhuận thụ động thông qua staking, vừa sử dụng tài sản của họ (dưới dạng mETH) để tham gia vào những cơ hội đầu tư khác trên hệ sinh thái Mantle.

Giao thức mETH Protocol
Giao thức mETH Protocol

Hiện tại, mETH Protocol đang được quản trị thông qua DAO với COOK là token được sử dụng để đại diện cho quyền bỏ phiếu trong các đề xuất chiến lược của giao thức.

Function Bitcoin (fBTC)

Function Bitcoin (tiền thân: Ignition Bitcoin) là giao thức cho phép người dùng gửi BTC của họ để nhận lấy FBTC với tỷ lệ 1:1. Mục đích của việc này là để những người đang nắm giữ Bitcoin có thể sử dụng tài sản của họ trong các dịch vụ DeFi như staking, vay và cho vay để kiếm lợi nhuận thụ động.

FBTC, giao thức thúc đẩy tính thanh khoản cho Bitcoin
FBTC, giao thức thúc đẩy tính thanh khoản cho Bitcoin

Nhờ vào đó, Bitcoin sẽ có tính thanh khoản cao hơn và thị trường có thể được kích hoạt bởi hàng tỷ USD đang ngủ yên trong ví của các nhà đầu tư BTC.

Mantle Treasury và EcoFund

Mantle Treasury hiện đang là một trong những kho bạc lớn nhất hiện nay trên thị trường Crypto. Mục tiêu của quỹ này là tài trợ cho các ý tưởng, dự án, đối tác để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Mantle. Bởi vì được quản trị theo mô hình DAO, cho nên các quyết định đầu tư sẽ phải được thông qua bởi cộng đồng những người nắm giữ MNT token.
 

Bên cạnh đó, kho bạc này còn cho ra mắt Mantle EcoFund với nhiệm vụ tài trợ cho các dApps đang ở trong giai đoạn sớm. EcoFund hỗ trợ truyền thông và kết nối các dự án mới với mạng lưới đối tác rộng lớn của Mantle, giúp những ý tưởng này có được bước đệm quan trọng để phát triển tốt hơn trong tương lai. Dòng tiền từ quỹ này sẽ được trích lập từ Mantle Treasury. Hiện tại, ngân quỹ của EcoFund là 200 triệu USD được sử dụng trong vòng 3 năm kể từ tháng 07/2023. Anh em có thể xem theo dõi dòng tiền tài trợ của Mantle Treasury và EcoFund được minh bạch trên Treasury Monitor.

Mantle Rewards Station (Trạm phần thưởng)

Bên cạnh đó, Mantle còn cho ra mắt Rewards Station, nơi thường xuyên triển khai các sự kiện trao thưởng để khuyến khích người dùng tương tác và sử dụng MNT của họ. Hiện tại, đang có hơn 88 triệu MNT đang được khóa trên Mantle Rewards Station để tham gia sự kiện. Nếu như bạn muốn nhận các phần thưởng bằng token hoặc điểm để có cơ hội airdrop ở những dự án như WOOFi, Demex thì chỉ cần đơn giản là stake MNT ở trên trạm phần thưởng này để tham gia sự kiện nhé.

Stake MNT để nhận thưởng từ Rewards Station
Stake MNT để nhận thưởng từ Rewards Station

Quan hệ chặt chẽ với sàn Bybit

Trước đây, khi vẫn còn hoạt động ở thương hiệu cũ, BitDAO được biết đến có mối quan hệ chặt chẽ với sàn CEX (sàn giao dịch tập trung) Bybit. BIT (token BitDAO) cũng được sử dụng như là coin sàn để tham gia vào các hoạt động, sự kiện của Bybit.
 

Cho tới nay, khi đã chuyển thương hiệu sang Mantle, MNT vẫn tiếp tục đóng vai trò là coin sàn của Bybit và người dùng có thể nắm giữ token này để tham gia các hoạt động như Launchpool, Launchpad hoặc Megadrop trên sàn giao dịch Crypto hàng đầu này.

Dự án trên Mantle Network

Ngoài những dự án có sự hậu thuẫn của Mantle, hệ sinh thái này cũng đã phát triển rất mạnh mẽ khi đã tích hợp hơn 230 dApps ở tất cả các lĩnh vực, ví dụ:

  • Lending: INIT Capital, Compound, Lendle,...
  • AMM DEX: Demex, Merchant Moe,...
  • AI: Chainlink, ChainGPT,...
  • Web3 Gaming: MetaCene, Catizen, Game7,...
  • SocialFi: Layer3, Chat3, Guild.xyz,...
  • Staking: EigenLayer, Renzo, Karak,...
  • Real World Assets (RWA): ONDO, Ethena,...
Hơn 230 dự án đã tích hợp trên hệ sinh thái Mantle
Hơn 230 dự án đã tích hợp trên hệ sinh thái Mantle

Đội ngũ & đối tác

Đội ngũ phát triển

Bởi vì Mantle được tạo dưới sự quản trị của DAO, do đó, đội ngũ phát triển của mạng lưới này có thể là bất kỳ ai nếu như đề xuất của họ được thông qua sau các vòng bỏ phiếu.

Quỹ đầu tư

Trước đây, BitDAO đã huy động được hơn 514 triệu USD trong vòng đầu tư chiến lược diễn ra vào tháng 6 và 8/2021. Những quỹ đầu tư nổi bật tham gia đầu tư vào tổ chức DAO này bao gồm: Pantera Capital, Dragonfly, Founders Fund, Spartan, JumpCapital và những cá nhân nổi tiếng như Peter Thiel, Alan Howard,...

Quỹ đầu tư vào Mantle (BitDAO cũ)
Quỹ đầu tư vào Mantle (BitDAO cũ)

Chính nhờ số tiền khổng lồ huy động được đã giúp cho BitDAO có nguồn lực mạnh mẽ để có thể phát triển hệ sinh thái Mantle.

So sánh Mantle với các Layer 2 khác

Tiêu chí

Mantle

Arbitrum

Optimism

Base

Công nghệ

  • Optimistic Rollups
  • Tương thích EVM
  • Modular blockchain
  • Optimistic Rollups
  • Tương thích EVM
  • Optimistic Rollups
  • Tương thích EVM
  • Optimistic Rollups
  • Tương thích EVM

TVL (06/05/2025 theo DefiLlama)

228,37 triệu USD

2,28 tỷ USD

394,14 triệu USD

3,02 tỷ USD

Tốc độ giao dịch

Gần như tức thời

Gần như tức thời

Gần như tức thời

Gần như tức thời

Phí giao dịch

<0.01$

<0.01$

<0.01$

<0.01$

Thời gian rút tiền

Lên đến 7 ngày

Khoảng 1 ngày nhờ vào cơ chế fraud proof đa vòng

Lên đến 7 ngày

Lên đến 7 ngày

Token

MNT dùng để quản trị và thanh toán phí gas

ARB dùng để quản trị, thanh toán gas bằng ETH

OP dùng để quản trị, thanh toán gas bằng ETH

Chưa ra mắt token, thanh toán gas bằng ETH

Điểm nổi bật

  • Kiến trúc Modular
  • Hệ sinh thái đứng sau mạnh mẽ
  • Cơ chế fraud proof đa vòng tiên tiến
  • TVL cao, hệ sinh thái DeFi lớn

Có hệ sinh thái Superchain rộng lớn

  • Được phát triển bởi hệ sinh thái Coinbase
  • L2 có lượng người dùng hoạt động mỗi ngày và TVL lớn nhất

Tương lai của Mantle

Tình hình hoạt động hiện tại

Theo thống kê của Messari, tính cho đến kết thúc năm 2024, Mantle đã đạt nhiều thành tựu bao gồm:

  • Total Value Locked (TVL) trên hệ sinh thái Mantle tăng 35,82% theo quý và 354,19% nếu tính theo năm. Những con số này đạt được là nhờ vào sự bùng nổ của lĩnh vực DeFi.
  • mETH trở thành 1 trong 4 giao thức ETH liquid staking lớn nhất, với TVL đạt 2,19 tỷ USD chỉ trong năm đầu.
  • Giá trị kho bạc của Mantle tăng khoảng 54%, lên 4,62 tỷ USD trong Quý 4/2025. Sự tăng trưởng này phần lớn nhờ vào việc MNT tăng giá tốt trong giai đoạn cuối năm 2024.
  • Mantle Reward Station đóng vai trò quan trọng cho những con số ấn tượng kể trên, giúp thu hút và kích thích hoạt động của tài sản trong hệ sinh thái rộng lớn của Mantle.

Roadmap

Quý 1/2025: Hoàn thiện tính năng và nâng cấp bảo mật:

  • Nâng cấp Mantle DA lên EigenDA
  • Triển khai giải pháp chain abstraction để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
  • Tích hợp RIP-7212 để nâng cao trải nghiệm của các nhà phát triển

Quý 2/2025: Hỗ trợ nâng cấp Pectra của Ethereum

  • Đảm bảo Mantle hỗ trợ phiên bản EVM mới nhất
  • Cập nhật và tối ưu hóa OP Stack
  • Triển khai EIP-7702 để hỗ trợ xử lý giao dịch theo lô (batch) và tài trợ phí gas (gas sponsorship)
  • Kiểm tra toàn diện mạng lười để đảm bảo Mantle được nâng cấp ổn định và an toàn

Quý 3/2025: Ra mắt hệ thống bằng chứng và các tính năng mới

  • Ra mắt zkVM dựa trên Succinct SP1
  • Thử nghiệm Proof-of-Concept (PoC) để ứng dụng ZKP trong việc Chain Abstraction (trừu tượng hóa chuỗi)

Quý 4/2025: Hoàn thiện quá trình Chain Abstraction và xây dựng hệ sinh thái nhà phát triển

  • Tìm hướng tối ưu để thực hiện Chain Abstraction và PoC
  • Tích hợp công nghệ xây dựng dApp chỉ trong một cú nhấp chuột
  • Phát triển hệ sinh thái nhà phát triển rộng lớn

Đánh giá tiềm năng 2025

Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2024 và các kế hoạch đang được thực hiện cùng với nguồn lực mạnh mẽ ở phía sau, Mantle là cái tên cực kỳ tiềm năng có thể bứt phá, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với những L2 lâu đời khác ở trong năm 2025. Đặc biệt hơn, hệ sinh thái rộng lớn với sự góp mặt của sàn Bybit sẽ là "quân bài" quan trọng giúp Mantle thu hút thêm nhiều người dùng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Cách thêm mạng Mantle vào ví Web3

Bạn có thể thêm mạng Mantle vào ví Metamask (khuyên dùng) với các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Tải và cài đặt Metamask Extension trên trình duyệt của bạn.

Bước 2: Mở ví Metamask lên, nhấn vào nút chuyển mạng, chọn tiếp vào Add a custom network.

Thêm mạng Mantle
Thêm mạng Mantle

Bước 3: Nhập các thông tin như sau:

  • Network name: Mantle
  • Default RPC URL: https://rpc.mantle.xyz
  • Chain ID: 5000
  • Currency symbol: MNT
  • Block explorer URL: https://explorer.mantle.xyz/

Bước 4: Nhấn Save và hoàn tất việc thêm mạng Mantle vào ví Metamask.

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

Mantle có an toàn không?

Kể từ khi ra mắt vào tháng 7/2023 đến nay, Mantle chưa từng ghi nhận vụ hack nào. Ngoài ra, L2 này còn được thừa hưởng tính bảo mật hàng đầu từ Ethereum, giúp Mantle trở thành một trong những mạng lưới an toàn nhất hiện nay.

Thời gian tạo khối trung bình của Mantle Network là bao lâu?

Theo dữ liệu thực tế trên công cụ Explorer, thời gian hoàn thành block trung bình của Mantle là 2 giây.

Cầu nối tài sản đến Mantle Network

Bạn có thể sử dụng bridge chính thức của Mantle để chuyển tài sản L1 Ethereum sang L2 Mantle. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bridge ở bên thứ 3 như Stargate, Relay hoặc Gas.zip để chuyển tài sản sang Mantle.

Cách stake ETH trên Mantle Network

Hiện tại, bạn có thể stake ETH trên giao thức mETH để kiếm lợi nhuận thụ động và có cơ hội nhận airdrop ở các dự án đối tác của Mantle.

Stake ETH trên mETH Protocol
Stake ETH trên mETH Protocol

Sau khi truy cập mETH Protocol, bạn hãy kết nối ví và chọn số lượng ETH (ít nhất 0,02 ETH) muốn stake.

Phí giao dịch Mantle Network có đắt không?

Theo dữ liệu thực tế (ngày 06/05/2025), một giao dịch chuyển tài sản sẽ tốn tối đa 0.018 MNT (~0.012$). Mức phí này rẻ hơn nhiều lần so với 0.043$ của Ethereum.

 

Trên đây là bài tổng quan về Mantle Network, dự án L2 cực kỳ tiềm năng khi sở hữu một nguồn lực dồi dào hỗ trợ ở phía sau. Bạn đánh giá ra sao về Mantle? Liệu dự án có phải là đối thủ đáng gờm đối với những blockchain L2 khác trên thị trường không? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn để thảo luận cùng với anh em trong cộng đồng Block24 nhé!

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản cá nhân, chúc bạn thành công!