Theo thống kê từ DeFiLlama (1/3/2025), dù mới chỉ xuất hiện 15 giao thức nhưng tổng TVL (Total Value Locked) của Restaking đã lên tới 17,6 tỷ USD. Đồng thời giữ vị trí thứ 5 trong những lĩnh vực có lượng TVL lớn nhất thị trường.

 

Vậy điều gì làm cho Restaking tăng trưởng nhanh đến thế dù chỉ mới ra mắt? Hãy cùng Block24 tìm hiểu toàn bộ về Restacking cũng như tiềm năng của trend trong năm 2025 qua bài viết sau nhé!

Restaking là gì?

Restaking là cơ chế cho phép người dùng tái sử dụng tài sản đã stake (như token chính của mạng lưới, liquid staking token,...)  để gia tăng lợi nhuận. Đồng thời nâng cao bảo mật cho hệ thống blockchain mà không cần unstake.

 

Anh em có thể hiểu đơn giản như việc gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng để nhận lãi. Nhưng thay vì rút lãi tiêu xài thì anh em gửi lại vào ngân hàng và giúp số tiền ban đầu ngày càng tăng trưởng. Trong crypto, thay vì gửi ngân hàng, anh em sẽ mang phần thưởng đến gửi ở các giao thức khác.

 

Không chỉ dừng lại ở đó! Ngoài mang lại lợi nhuận cho người dùng, hình thức này còn giúp các giao thức blockchain nâng cao bảo mật và tăng tính thanh khoản.

 

Ngoài ra, khi tìm hiểu về Restaking, anh em cũng cần biết thêm 2 khái niệm sau:

  • Liquid Staking Token (LST): là loại token người dùng nhận được sau khi stake tài sản. Ví dụ như khi anh em gửi ETH vào Lido và nhận về $stETH, thì token đó chính là LST.
  • Liquid Restaking Token (LRT): là token đại diện cho tài sản đã được Restake trên giao thức. Ví dụ như $instETH chính là LRT của Lido trên nền tảng EigenLayer.

Bối cảnh ra đời của Restaking

Đối với các blockchain Proof of stake, điển hình như Ethereum, người dùng muốn nhận phần thưởng staking thì cần phải khóa ETH để đảm bảo tính bảo mật và xác thực giao dịch. Nhưng việc này vô tình lại gây ra nhiều hạn chế với nhà đầu tư. Bởi nó làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm đi, hơn nữa còn gây ra vấn đề phân mảnh bảo mật do mỗi giao thức có yêu cầu về staking khác nhau.

cơ chế hoạt động của staking
Sơ đồ cơ chế hoạt động của staking

Bên cạnh đó xu hướng Modular Blockchain cũng đẩy mạnh nhu cầu về chia sẻ bảo mật giữa các mạng lưới. Tức thay vì xây dựng lại từ đầu thì việc tận dụng bảo mật từ các blockchain lớn như Ethereum sẽ được đề cao hơn. Nhờ đó giải pháp Restaking dần được hình thành với hai khả năng chính:

  • Tận dụng tài sản staking trên nhiều giao thức khác mà không cần unstake.
  • Tăng cường bảo mật bằng cách sử dụng sức mạnh của blockchain lớn cho các giao thức nhỏ hơn.

Vì sao trend Restaking có nhiều tiềm năng?

Sau đây chính là những lý do giúp cho Restaking trở thành trend tiềm năng trong ngành crypto:

Tối ưu hóa lợi nhuận cho người dùng 

Một vấn đề nan giải của cơ chế staking truyền thống chính là việc “giam” tài sản của nhà đầu tư trong thời gian dài, điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Vậy nên Restaking ra đời để giải quyết vấn đề này, bằng cách tận dụng lại tài sản cũ. Tức người dùng có thể kiếm thêm lợi nhuận từ lượng tài sản ban đầu (Ví dụ ETH) mà không cần bỏ thêm vốn mới khi mang đi Restake.

Tăng cường bảo mật cho hệ sinh thái

Trước đây staking chỉ được dùng để bảo vệ duy nhất một blockchain, ví dụ stake ETH để tăng bảo mật cho Ethereum. Nhưng với Restaking thì khác, cùng 1 lượng tài sản đó, nó có thể bảo vệ nhiều giao thức như Layer 2, Oracle networks, Data Availability,...Từ đó giảm chi phí vận hành do các giao thức mà không cần tự xây dựng mạng lưới bảo mật.

 

Ngoài ra, cơ chế Slashing - phạt validators có hành vi gian lận cũng được nâng cao. Tức nếu validator có ý đồ xấu trong hệ thống Oracle, một Rollup,...mà họ đang hỗ trợ bảo mật, tài sản staking cũng bị tịch thu. Vậy nên không chỉ một blockchain duy nhất mà cả hệ sinh thái cũng được đảm bảo tính an toàn.

Tạo động lực phát triển cho các dự án mới

Trước đây, khi xây dựng một dự án mới đội ngũ phát triển thường đau đầu với vấn đề bảo mật. Nhờ cơ chế này, giờ đây dự án có thể tận dụng tài nguyên đã có từ trước, không cần xây dựng mạng lưới validator riêng mà vẫn nâng cao bảo mật.

 

Ví dụ EigenLayer - nền tảng tiên phong trong Restaking, cho phép các dự án mới “thuê” bảo mật từ validator của Ethereum. Từ đó dự án sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí hơn.

EigenLayer
Trang chủ EigenLayer

Chưa kể với các dự án mới, họ sẽ mất rất nhiều công sức để thuyết phục người dùng stake tài sản vào giao thức của mình. Nếu dự án không còn đưa ra lợi ích đủ hấp dẫn, người dùng có thể unstake và khiến mức độ bảo mật của hệ thống bị giảm đi.

Giảm thiểu lãng phí tài nguyên 

Ngoài việc bảo vệ nhiều mạng lưới khác nhau như mình đã nói ở trên, thì Restaking còn tránh việc phân tán tài nguyên. Trước đây, với mỗi blockchain đều yêu cầu người dùng phải stake vào các mạng khác nhau để tăng cường bảo mật. Nhưng khi phương pháp này ra đời, người dùng chỉ cần gửi tài sản vào EigenLayer, nền tảng sẽ giúp anh em làm điều đó. 

 

Có thể nói, đây chính là một sự lựa chọn mới giúp người dùng stake 1 lần nhưng lại có thể sử dụng tài sản đó cho rất nhiều mục đích.

Một số ứng dụng thực tế của Restaking

  • Tăng cường bảo mật cho toàn bộ hệ sinh thái blockchain: Ngoài mạng lưới chính thì các thành phần khác trong hệ sinh thái blockchain cũng được hưởng lợi từ tính năng bảo mật. Ví dụ: EigenLayer trên Ethereum cho phép các dự án khác thuê bảo mật từ ETH đã stake.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Giúp người dùng nhận được lợi nhuận kép. Ví dụ: người dùng có thể stake ETH trong Lido (nhận stETH), sau đó dùng stETH để restake trong EigenLayer.
  • Tăng cường bảo mật cho Cross-Chain Bridges: Ví dụ, EigenLayer và LayerZero phối hợp để phát triển Framework DVN (Decentralized Validation Network) từ đó tăng cường bảo mật cho hệ thống cross chain.
  • Oracles: Dữ liệu từ thế giới thực có thể được xác thực bởi các node sử dụng tài sản restake.
  • Sequencers: Giúp các mạng Layer 2 dễ dàng lựa chọn các sequencers đáng tin cậy hơn.
  • Phòng chống MEV (một hành vi gian lận phổ biến trong giao dịch onchain): Giảm tác động tiêu cực của MEV bằng cách cung cấp các cơ chế bảo vệ giao dịch.

Mô hình hoạt động của Restaking

Cách thức hoạt động của Restaking như sau:

  • Users stake ETH trên Ethereum Native Restaking hoặc gửi vào các giao thức staking và nhận về Liquid Staking Tokens (LSTs) như stETH (Lido), rETH (Rocket Pool), cbETH (Coinbase).
  • Sau đó Restaking trên các nền tảng Liquid Restaking (như EigenLayer) bằng cách gửi LST vào.
  • Nền tảng Liquid Restaking sẽ đưa số LST này vào AVS (Actively Validated Services).
  • Các VS (như Oracles, bridges, rollups,...) là bên nhận được khả năng bảo mật từ EigenLayer.
  • Validators có nhiệm vụ chạy node hạ tầng để xác thực giao dịch, họ nhận được phần thưởng hoặc bị phạt (Slashing) tùy thuộc vào hành động của họ.
Mô hình hoạt động của Restaking
Mô hình hoạt động cơ bản của Restaking

Ưu và nhược điểm của Restaking

Để có cái nhìn đúng đắn nhất về Restaking, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua về những ưu và nhược điểm mà nó mang lại.

Ưu điểm

Tăng cường bảo mật

Ngoài cơ chế tăng cường bảo mật như đã trình bày ở phần trên, có một yếu tố nữa giúp hình thức này tăng cường tính bảo mật, đó chính là làm tăng cao chi phí tấn công mạng lưới của hacker. Bởi không chỉ yêu cầu stake tài sản ở blockchain chính mà nó còn cần thêm tài sản bổ sung để bảo vệ các thành phần khác trong hệ sinh thái.

 

Vậy nên hacker sẽ khó khăn hơn trong việc đáp ứng đủ yêu cầu stake, nếu có thì chi phí sẽ tăng lên rất nhiều. Từ đó khiến cho hacker e ngại hơn trong việc thực hiện hành vi xấu.

Tạo nguồn thu nhập kép & Ponzi

Với mô hình kinh tế của hình thức này, anh em vừa nhận được lợi nhuận từ staking ETH (APR gốc), vừa có thêm phần thưởng từ Restaking (APY). Vậy nên anh em sẽ kiếm được nhiều hơn so với việc chỉ tham gia staking.

 

Tuy nhiên đây là ưu, và cũng là nhược điểm của giải pháp. Bởi nếu có lượng lớn người sử dụng LSTs để restake nhiều lần mà hệ thống của các nền tảng chưa có “dòng tiền thực vững chắc” để hỗ trợ thì nó có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.

 

Còn chưa kể nếu có quá nhiều giao thức phụ thuộc vào Eigenlayer, thì chỉ cần một lỗ hổng nhỏ cũng có thể gây ra hiệu ứng Domino và khiến cho các giao thức khác ảnh hưởng theo.

Thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái

Nhờ khả năng tạo ra nguồn thu nhập kép, Restaking sẽ thu hút nhiều validators, stakers và nhà đầu tư tổ chức tham gia vào mạng lưới. Mà khi có nhiều người hơn thì thanh khoản lẫn bảo mật của hệ sinh thái đều được gia tăng.

Nhược điểm

Rủi ro Slashing cao

Không chỉ Ethereum, mà Restaking còn bảo vệ nhiều dịch vụ khác (AVS) nên nếu validator mắc lỗi thì số tài sản họ gửi vào sẽ bị mất (Slashing). Hoặc khi các AVS gặp sự cố thì nó cũng có thể gây ra thiệt hại cho người dùng. Vậy nên nó thường rủi ro hơn staking truyền thống rất nhiều.

Rủi ro Slashing cao của restaking
Một số thông tin về Slashing trên trang Docs của EigenLayer

Phụ thuộc vào giao thức

Trong trường hợp các giao thức Restaking như EigenLayer gặp vấn đề bảo mật hoặc lỗi kỹ thuật thì người dũng cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Do đó,  khi tham gia vào hình thức này, anh em cần phải tìm hiểu kỹ về điều kiện slashing, quy trình stake, restake,...của mỗi giao thức khác nhau.

Rủi ro mất tài sản

Một số nguy cơ tiềm ẩn khi user tham gia Restaking:

  • Smart contract gặp vấn đề.
  • Biến động giá của LSTs.
  • Giao thức sụp đổ.

4 cách Restaking phổ biến

Có rất nhiều cách để tham gia, tuy nhiên trong bài viết này mình chỉ giới thiệu cho anh em những hình thức phổ biến nhất.

Restake LSD

Anh em có thể restake tài sản bằng các Token Liquid Staking (LST), chẳng hạn như stETH, rETH, cbETH thay vì ETH gốc để nhận đồng thời lãi từ staking ban đầu và phần thưởng đã restake.

Restake LSD
Top 5 giao thức LSD (Liquid Staking Derivative) phổ biến nhất theo DeFiLlama (1/3/2025)

Native Restaking

Đây là cách Restaking trực tiếp, tức người dùng sẽ không sử dụng các giao thức LSD, mà stake trực tiếp vào nền tảng Liquid Restaking luôn.

 

Vì không thông qua trung gian là các nền tảng LSD nên rủi ro thanh khoản sẽ được giảm đi đáng kể. Nhưng nhược điểm của cách này là không tối ưu hóa được lợi nhuận.

Restake LSD LP

Với cách này, người dùng sẽ cung cấp thanh khoản (LP) cho các cặp LSD và restake LP token nhận được. Ưu điểm của phương thức này chính là mang lại lợi nhuận cao nhưng đi kèm là rủi ro impermanent loss (tổn thất tạm thời khi cung cấp thanh khoản) nếu cặp LSD biến động mạnh.

Restake ETH LP

Tương tự như LSD LP, nhưng thay vì các LSD thì người dùng cung cấp thanh khoản cho cặp ETH. Cách này cũng có thể gây ra impermanent loss nếu ETH biến động mạnh.

Trend Restaking trong 2025 và tương lai sẽ như thế nào?

Trong bối cảnh Ethereum và các hệ sinh thái PoS (Proof of Stake) ngày càng phát triển mạnh mẽ, Restaking sẽ càng trở thành xu hướng không thể thiếu trong thị trường crypto.

 

Dựa vào roadmap của EigenLayer chúng ta có thể thấy được Restaking không chỉ giới hạn ở Ethereum mà mở rộng sang các mạng lưới khác. Hay có thêm nhiều token khác được tham gia vào mô hình này, mở ra cơ hội cho các dự án Layer 2 và các hệ sinh thái DeFi hơn.

tương lai của Restaking
Roadmap của EigenLayer

Không những thế, EigenLayer còn cho biết sẽ nâng cấp bảo mật, hiệu suất và cơ sở hạ tầng dữ liệu, từ đó giúp cho hình thức này trở thành một yếu tố quan trọng trong hệ thống blockchain.

 

Tóm lại, với những gì mà Restaking mang lại thì không chỉ trong 2025, mà nhiều năm nữa đây vẫn là một mảnh ghép không thể thiếu trong thị trường crypto. Nếu anh em tò mò về những dự án Liquid Restaking tiềm năng thì hãy bình luận xuống phía dưới để mình chia sẻ thêm nhé!

Lời kết

Vừa rồi là một số thông tin về Restaking, từ mô hình hoạt động đến những ưu và nhược điểm mà nó mang lại. Mình mong rằng bài viết trên sẽ mang lại cho anh em cái nhìn toàn cảnh nhất về xu hướng vô cùng tiềm năng này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, anh em hãy bình luận xuống phía dưới để mình giải đáp nhé!

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!