Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường crypto luôn là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có một cách kiếm tiền an toàn, bền vững mà không cần giao dịch liên tục, đó chính là Staking. Vậy Staking là gì? Hình thức kiếm tiền này có những lợi ích và rủi ro nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp anh em hiểu rõ toàn tập về Staking, đọc ngay với Block24 nhé!
Staking là gì?
Staking là cốt lõi trong cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS), một cải tiến vượt trội so với Proof-of-Work (PoW) được giới thiệu vào năm 2012. PoS giải quyết các vấn đề về hiệu suất và tiêu thụ năng lượng, mang lại một giải pháp tối ưu và bền vững cho blockchain. Về cơ bản, staking yêu cầu người dùng cam kết hay khoá một lượng tài sản vào blockchain để tham gia quá trình xác thực giao dịch và bảo mật hệ thống. Đổi lại, những người tham gia sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng token từ chính mạng lưới đó, tạo ra lợi ích kinh tế trực tiếp. Hệ thống staking không chỉ giúp cải thiện tính ổn định và bảo mật của mạng PoS mà còn mở ra cơ hội kiếm tiền thụ động trong Crypto cho nhiều nhà đầu tư.
Cơ chế hoạt động của staking

Quá trình staking bắt đầu khi người dùng quyết định khoá một lượng tài sản nhất định vào blockchain thông qua cơ chế Proof-of-Stake (PoS). Họ sẽ được tham gia vào quá trình xác thực giao dịch, tạo ra các block mới và duy trì bảo mật cho mạng lưới blockchain. Lúc này, người dùng có thể trở thành các Validator Nodes - nút xác thực chịu trách nhiệm kiểm tra và xác minh các giao dịch trong hệ thống. Các Validator được lựa chọn dựa trên số lượng tài sản mà họ stake vào mạng lưới và thời gian mà tài sản đó được giữ. Stake càng nhiều, càng lâu thì cơ hội được chọn làm Validator càng cao.
Lợi ích của việc trở thành Validator là phần thưởng staking, thường được trả bằng native token mạng lưới. Số lượng token thưởng được tính dựa trên tỷ lệ stake và thời gian mà tài sản được khoá. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đảm bảo tính công bằng và bảo mật thì các blockchain sẽ áp dụng cơ chế Slashing Penalty - hình phạt cho các Validator có hành vi gian lận hoặc vi phạm quy trình xác thực giao dịch. Hình thức này có thể khiến cho các Validator mất đi một phần hoặc toàn bộ tài sản đã stake của họ, nhằm ngăn ngừa các hành vi gây hại cho hệ thống.
Phân loại hình thức staking coin phổ biến 2025
Staking trực tiếp trên blockchain
Đây là loại hình mà mình đã nhắc đến xuyên suốt từ đầu bài viết, trong đó người dùng sẽ trực tiếp stake tài sản và tham gia làm Validator Nodes cho một mạng lưới blockchain cụ thể nào đó. Ví dụ: Người dùng cần phải stake tối thiểu 32 ETH để trở thành Validator Nodes.

Stake trực tiếp trên blockchain là hình thức có tính phi tập trung cao nhất khi người dùng hoàn toàn kiểm soát tài sản và nhận 100% phần thưởng mà không phải chia hoa hồng cho bên thứ ba. Tuy nhiên, đây cũng là hình thức phức tạp và khó thực hiện nhất. Solo staking đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật để thiết lập và vận hành máy chủ một cách liên tục, ổn định, giúp mạng lưới blockchain không gặp bất cứ lỗi nào. Nếu máy chủ bị lỗi, ngắt kết nối hoặc xác thực sai giao dịch, Validator có thể bị phạt thông qua cơ chế slashing. Do đó, staking trực tiếp phù hợp với những người dùng có kinh nghiệm và khả năng quản lý hạ tầng máy chủ.
Staking thông qua CEX
Staking trên CEX là hình thức stake thông qua bên thứ ba, ở đây là các sàn giao dịch tập trung (CEX) như Binance, Coinbase, Bybit,… Các CEX này cung cấp dịch vụ stake đơn giản, phù hợp với người mới, những người không có quá nhiều kiến thức về sử dụng ví on-chain mà vẫn muốn kiếm tiền ổn định. Người dùng chỉ cần stake tài sản của mình trên các CEX để nhận lại lãi suất mà không cần lo lắng về vấn đề quản lý ví. Đây là hình thức gần như tương tự gửi tiết kiệm ở ngân hàng truyền thống.

Liquid Staking
Liquid Staking (Liquid Staking Derivatives) là mô hình cho phép staker vừa nhận lãi, vừa duy trì thanh khoản thông qua Liquid Staking Token (LST), một token đại diện cho số tài sản họ đã stake. Người dùng có thể sử dụng LST làm tài sản thế chấp hoặc tham gia vào nhiều chiến lược DeFi khác như Lending, Farming,… Liquid Staking giúp người dùng uỷ quyền tài sản cho các Validator, giảm gánh nặng kỹ thuật cho các nhà đầu tư.

Restaking
Restaking là mô hình stake nâng cao, cho phép người dùng tiếp tục sử dụng LST để tái stake với mục đích kiếm được lợi nhuận lớn hơn. Mặc dù nhận được nhiều phần thưởng hơn so với các mô hình bên trên nhưng người dùng cũng phải chịu rủi ro slashing nặng hơn và bị phụ thuộc vào nhóm Validator mà họ uỷ quyền. Một số giao thức nổi bật đang hoạt động trong loại hình này có thể kể đến như EigenLayer, Symbiotic, Karak,...

Tip tối ưu lợi nhuận Staking Coin
Tập trung staking coin có nội tại tốt
Cách tối ưu nhất chính là hãy nghiên cứu, chọn lọc những dự án có fundamentals tốt, đã phát triển lâu với thị trường. Chẳng hạn như Ethereum (ETH), Solana (SOL), BNB Chain (BNB),… Anh em có thể thấy điểm chung khi stake các đồng coin này là lãi suất thấp nhưng ổn định và có nhiều tiềm năng tăng giá trong dài hạn. Ngược lại, không nên chọn coin có APR/APY quá cao vì đây có thể là cạm bẫy khi mà lãi stake không đủ để bù lỗ do giá coin giảm không phanh.
Ưu tiên staking thông qua LST
Mình thấy đây là cách kiếm lợi nhuận khá ổn nếu anh em nào có chút kiến thức về DeFi. Thay vì chỉ để coin bị lock và nhận lãi mỗi năm thì anh em có thể bắt tiền phải tiếp tục lao động. Một số cách đơn giản anh em có thể tham khảo như cung cấp thanh khoản trên Curve để được nhận hoa hồng phí giao dịch hoặc dùng LST làm tài sản thế chấp để vay stablecoin tiếp tục tái đầu tư,...
Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Staking
Để chuẩn bị một kế hoạch stake an toàn và tối ưu lợi nhuận thì ngoài những tip bên trên, anh em cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như sau:
Tỷ lệ phần thưởng Staking (Staking Rewards)
Staking Rewards là yếu tố quan trọng nhất khi tham gia Stake, thường được đo lường thông qua hai chỉ số:
- APR (Annual Percentage Rate): Là tỷ suất lợi nhuận tính theo năm không bao gồm lãi kép.
- APY (Annual Percentage Yield): Là tỷ suất lợi nhuận hằng năm bao gồm lãi kép.
Có thể thấy, sự khác biệt lớn nhất giữa APR & APY chính là lãi kép. Nếu anh em có xu hướng stake và gắn bó lâu dài với một blockchain nào đó thì lợi nhuận từ APY cao sẽ vượt trội hơn so với APR. Tuy nhiên, việc APR hay APY cao cũng đi kèm với biến động giá lớn hoặc rủi ro dự án blockchain không bền vững, đang ở giai đoạn đầu để thu hút nhà đầu tư vào mua và lock coin. Ngược lại, mức APR/APY thấp thường xuất hiện ở các blockchain đã hoạt động lâu, có tính ổn định. Chính vì vậy, tuỳ chiến lược đầu tư của anh em ngắn hạn hoặc dài hạn mà lựa chọn mức phù hợp.
Cơ chế lạm phát token
Tỷ lệ lạm phát token là yếu tố tác động đến giá trị thực tế của staking reward. Nếu một blockchain có tỷ lệ lạm phát cao, đồng nghĩa với lượng token lưu thông ngoài thị trường nhiều, nguồn cung tăng nhanh hơn so với nguồn cầu, dẫn đến giá token giảm mạnh. Do đó, anh em nên nghiên cứu kỹ lưỡng tỷ lệ lạm phát của blockchain thông qua tokenomics trước khi stake để tránh mất tiền và công sức.

Thời gian khóa
Thời gian khoá (Lock-up Period) là khoảng thời gian mà tài sản đã stake không thể rút hoặc giao dịch. Tuỳ thuộc vào từng nền tảng sẽ có yêu cầu lock coin/token từ vài ngày đến vài tháng. Mặc dù thời gian khoá càng lâu, lợi nhuận nhận được càng cao nhưng rủi ro thanh khoản cũng tăng lên, đặc biệt nếu giá coin/token giảm mạnh trong thời điểm đang stake.
Phí giao thức
Hầu hết các giao thức bên thứ 3 đều thu một khoản phí nhất định để vận hành dự án, gọi là staking fee. Phí stake sẽ được trừ trực tiếp vào phần thưởng, làm giảm lợi nhuận thực tế mà nhà đầu tư có thể nhận được. Ví dụ: Lido & Ankr thu 10% phí stake, tức nếu anh em kiếm được 100 token thưởng thực tế chỉ nhận lại được 90 token. Thế nên, việc so sánh kỹ lưỡng mức phí stake trước khi tham gia là cần thiết để đảm bảo lợi nhuận.
Lợi ích và rủi ro khi tham gia Staking crypto
Lợi ích của staking crypto
- Kiếm tiền thụ động: Giúp người tham gia nhận được lợi suất nếu họ chấp nhận lock token của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
- Lợi nhuận cao hơn so với đầu tư truyền thống: Lợi nhuận từ staking thường cao hơn đáng kể so với lợi suất của các khoản tiết kiệm truyền thống hoặc tiền gửi cố định.
- Tạo động lực tăng trưởng giá coin/ token: Việc stake nhận lãi là động lực kinh tế chính giúp người dùng mua và hold coin, từ đó gia tăng nguồn cầu, giúp giá coin tích cực hơn.
- Hỗ trợ bảo mật bảo mạng lưới blockchain: Khi càng nhiều Validator hoạt động, đồng nghĩa với việc có nhiều coin được stake trong một blockchain. Điều này giúp mạng lưới trở nên an toàn và hạn chế nguy cơ bị tấn công 51%.
- Nhận airdrop thụ động: Nhiều dự án hiện tại đã triển khai chiến dịch airdrop của mình cho người dùng stake token, phổ biến như ETH, BNB, SOL,... Hình thức này hay được gọi là Stake-to-Earn. Ví dụ: Staker của Celestia (TIA) được nhận airdrop từ các dự án như Dymension (DYM), AltLayer (ALT).

Rủi ro khi tham gia Staking crypto
- Rủi ro biến động giá coin: Khi tham gia stake, nhà đầu tư sẽ kiếm lợi nhuận từ phần thưởng, thường được trả bằng chính native token của blockchain đó. Tuy nhiên, nếu giá token giảm mạnh trong thời gian stake thì tổng giá trị tài sản có thể giảm nhiều hơn so với lợi nhuận nhận được.
- Rủi ro bị slashing: Khi Validator hoạt động kém hiệu quả thì người dùng có thể bị cắt thưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản stake, dẫn đến thua lỗ.
- Rủi ro smart contract: Vấn đề này xảy ra khi các giao thức bên thứ 3 có lỗi trong mã nguồn, dẫn đến nguy cơ bị hack và ảnh hưởng tới tài sản người dùng.
- Rủi ro từ CEX: Nếu sàn phá sản dẫn đến mất tính thanh khoản thì tài sản stake của người dùng có thể bị đóng băng hoặc xấu nhất là mất hoàn toàn số vốn.
- Rủi ro pháp lý: Tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia sẽ có những khung pháp lý và động thái siết chặt quy định khác nhau dành cho các hình thức stake, đặc biệt là trên CEX. Ví dụ: Theo nguồn từ SEC, năm 2023, Kraken từng bị phạt và buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ staking vì nghi vấn chứng khoán chưa đăng ký.
Các đồng coin được staking phổ biến nhất
Dựa vào số liệu cập nhật vào 03/2025 trên stakingrewards.com, dưới đây là 5 đồng stake coin phổ biến nhất, xếp hạng theo vốn hoá thị trường staking (Staking MC):
- ETH: Là đồng coin PoS có nền kinh tế bảo mật khủng nhất thị trường crypto với hơn 75.49 tỷ USD tổng giá trị tài sản đang được stake. Reward rate trung bình trong khoảng 3.51%.
- SOL: Nằm ở vị trí thứ hai là SOL với 53.35 tỷ USD đang được stake, chiếm tỷ lệ 63.43% tổng nguồn cung cùng mức lãi suất lên đến 8.31% một năm.
- SUI: Là đồng coin vừa ra mắt năm 2023, đã nhanh chóng vươn lên top 3 đồng coin stake phổ biến nhất. Hiện đang có 22.72 tỷ USD được stake trong blockchain này, chiếm tỷ lệ 76.76% nguồn cung, chính vì vậy mà mức lãi suất khá thấp rơi vào ~2.57%.
- BNB: Coin của Binance - sàn giao dịch Crypto top 1 hiện nay, đang có hơn 18.21 tỷ USD được stake, tương đương 20.78% nguồn cung BNB, với mức lãi suất khiêm tốn chỉ 2.2%.
- TRX: Đồng coin của Justin Sun, hiện đang có hơn 9.82 tỷ USD giá trị được stake, tương đương 47.02% nguồn cung TRX, cùng mức lãi suất là 4.57%.
So sánh các nền tảng staking tốt nhất 2025
Để giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về các nền tảng đáng để stake nhất 2025, mình đã lập một bảng so sánh dựa trên các tiêu chí như staking rewards, lockup period, staking fee,… Tuỳ thuộc vào mục đích staking mà người dùng có thể lựa chọn những nền tảng phù hợp.

Dựa vào bảng so sánh này có thể rút ra được rằng hình thức CEX Staking trên Binance và Bybit dù có lợi suất thấp (<10%) nhưng lại an toàn hơn và không phải tốn phí trung gian, cực kì phù hợp cho những người dùng có xu hướng hold dài hạn và người dùng mới chưa có nhiều kiến thức DeFi. Ngược lại, đối với những user thích sự linh hoạt và có khả năng tương tác với các dApp DeFi thì hình thức staking trên các giao thức thứ ba như Lido, Jito sẽ mang lại độ ứng dụng trong DeFi cao hơn và tài sản có thể được unlock bất kỳ lúc nào.
Hướng dẫn staking cho người mới bắt đầu
CEX staking là hình thức đơn giản, dễ tham gia và không có nhiều bước liên quan tới kỹ thuật nhất, chính vì vậy, ở phần hướng dẫn mình sẽ tập trung vào CEX staking thay vì các loại hình khác. Mình chọn Binance vì là sàn giao dịch lớn nhất hiện tại, độ uy tín và đảm bảo cũng sẽ cao hơn.

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Binance và ấn chọn mục “Earn” -> Overview. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể tạo tại đây hoặc nhập mã DCAGBWQ6 để nhận ưu đã từ Block24.

Bước 2: Sau khi hiện ra danh sách các coin đang hỗ trợ stake -> Chọn tài sản muốn stake (ví dụ mình chọn SOL)

Bước 3: Giao diện sẽ hiện ra các hình thức Earn mà Binance đang hỗ trợ, bạn chỉ cần ấn chọn “Subscribe” phần SOL Staking

Bước 4: Tiếp tục ấn chọn “Stake SOL”

Bước 5: Nhập số lượng SOL muốn stake, tick vào mục điều khoản và nhấn “Confirm”. Cực kỳ đơn giản chỉ với 5 bước là mọi người đã có thể stake SOL thành công trên Binance.
Dự phóng tương lai của Staking
Trong một bài đăng trên Forbes, JP. Morgan - một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, dự đoán Staking có thể đạt 40 tỷ USD vào năm 2025, thể hiện sự kỳ vọng và tiềm năng phát triển của mảng này vẫn còn rất lớn. Theo góc nhìn cá nhân mình, Staking sẽ tiếp tục tăng trưởng và mở rộng tốt không chỉ trong các blockchain Layer 1 mà còn sang cả Layer 2 như Mantle, Starknet,… Dù thị trường đang ở giai đoạn nhạy cảm khi giá của đa số các đồng coin đều đang tiêu cực, rõ ràng Staking vẫn là một hoạt động không thể thay thế trong Crypto. Các giao thức staking mới liên tục xuất hiện trong 2 năm trở lại đây. Đặc biệt là các sàn CEX cũng đang chạy đua ra mắt rất nhiều gói stake với ưu đãi ngắn và dài hạn. Bên cạnh đó, chiêu bài Stake-to-Airdrop đang được nhiều dự án lớn sử dụng để tạo tiếng vang cho đợt TGE của mình.
Các câu hỏi thường gặp
Proof Of Stake là gì?
Proof Of Stake (PoS) là cơ chế đồng thuận, trong đó người dùng stake coin để tham gia quá trình vận hành của một blockchain nào đó, đổi lại họ nhận được phần thưởng là đồng coin của chính chain đã stake.
Phần thưởng staking được tính như thế nào?
Phần thưởng stake thường được tính dựa trên số lượng coin mà anh em đã stake, tỷ lệ phần thưởng (APR/APY), thời gian stake sau trừ đi chi phí nếu có.
Coin sẽ bị khoá trong bao lâu?
Tuỳ thuộc nền tảng anh em chọn stake mà sẽ có lockup period khác nhau. Đối với sàn CEX thường rơi vào 7-12 ngày.
Vậy là mình đã tổng hợp hết toàn bộ kiến thức cơ bản nhất mà anh em cần nắm khi tham gia staking crypto năm 2025. Hy vọng bài viết trên đây giúp anh em trả lời được câu hỏi staking là gì và làm thế nào để stake coin thu được nhiều lợi nhuận nhất. Nếu anh em có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment xuống phía dưới để Block24 giải đáp nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
Bình luận