Total Value Locked (TVL) là một trong những chỉ số tối quan trọng đối với tài chính phi tập trung, thông qua index này, người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về từng hệ sinh thái. Vậy cụ thể TVL là gì? Hãy cùng Block24 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Total Value Locked (TVL) là gì?

Total Value Locked (TVL) là chỉ số phản ánh tổng giá trị tài sản đang được khóa hoặc stake trong các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Những asset được khoá có thể là một loại tiền mã hoá như SUI, SOL, ETH hoặc stablecoin (USDT, USDC).

total value locked
Giao diện TVL của DefiLIama

Thông qua việc đánh giá TVL, người dùng hoàn toàn có thể rút ra những nhận định chủ quan về một hệ sinh thái cũng như mức độ quan tâm của thị trường đối với một dự án cụ thể.

Tầm quan trọng của TVL Crypto

Tầm quan trọng của Total value locked được thể hiện qua góc độ người dùng nhìn vào:

  • Hệ sinh thái: TVL của một hệ sinh thái cao cho thấy mức độ quan tâm của market đối với ecosystem. Không những thế, thông qua TVL, user có thể dự đoán khả năng phát triển của hệ đó trong tương lai.
  • Dự án: Một project có TVL cao phản ánh được tính ứng dụng thực tế. Không những thế, TVL còn giúp user so sánh mức độ tin cậy của dự án với đối thủ cùng ngành.

Cách tính TVL của các giao thức DeFi

Total Value Locked là cách quảng bá đơn giản, hiệu quả và trực quan nhất của giao thức DeFi. Lý do vì nếu một protocol không đủ hấp dẫn, không an toàn, không mang lại giá trị thì khó có thể nhận được niềm tin trong việc lưu giữ tài sản user.
 

Trước khi tính toán TVL của một giao thức hay hệ sinh thái, chúng ta cần quy đổi chúng về cùng giá trị đo lường là USD. Để làm được điều này, nên lấy số lượng tài sản locked nhân với market price. Mục đích là đưa tất cả giá trị như Staking Deposit, Liquidity Pool Deposit và Borrowing Collateral về cùng một đơn vị. Dưới đây là công thức tính TVL phổ biến:

Công thức tính Total Value Locked
Công thức tính Total Value Locked

Tuy nhiên, theo góc nhìn cá nhân mình, cách tính này vẫn chưa bao gồm các tài sản lưu trữ trong quỹ ETF, đặc biệt là Ethereum ETF. Thông thường, các quỹ mua tài sản liên quan đến ETH, sau đó chứng khoán hóa chúng và trade trên sàn truyền thống. Nên việc khách hàng còn giữ chứng khoán Ethereum ETF hay không rất khó để ghi nhận vào TVL.

Có nên đầu tư dựa trên chỉ số TVL?

Rủi ro khi đầu tư theo TVL

Tại thời điểm thực hiện bài viết (tháng 4/2025), các hệ sinh thái có lượng TVL lớn như Sui, Ethereum hay Solana đều đã sở hữu những nền tảng Liquid Staking và Liquid Restaking. Về mặt ưu điểm, điều này đã giúp người dùng tối ưu dòng vốn cũng như thay đổi hoàn toàn cách hold coin của họ. Nhưng về mặt nhược điểm, TVL dễ bị sai lệch vì tài sản bị loop (staking) nhiều lần. Chính vì thế, việc đầu tư theo TVL sẽ tiềm ẩn một số rủi ro khi dữ liệu chưa được chính xác.

Ưu thế khi đầu tư theo TVL

Dù tính toán có phần không đúng nhưng TVL vẫn cung cấp cho người dùng góc nhìn tổng quan về 1 dự án/hệ sinh thái. Thông qua TVL, user có thể tự đánh giá tiềm năng thu hút thanh khoản cũng như việc dự án hay hệ đó có được quan tâm bởi cộng đồng hay không. Tuy nhiên, chỉ nên dừng ở việc tham khảo vì như mình đã nói ở trên, TVL rất dễ bị tính sai nên quyết định đầu tư theo TVL không mang lại ưu thế rõ ràng.

Có nên đầu tư khi thấy TVL tăng?

Để trả lời cho câu hỏi trên chúng cần xem lại công thức tính TVL. Một khi chỉ số TVL đã tăng tức là có thêm tài sản được mua và stake vào. Vì thế, TVL tăng đã là kết quả của một hoạt động trước đó. Vậy nên, việc đầu tư khi thấy TVL tăng không khác gì việc mua BTC ở giá 100.000 USD và ai cũng hồ hởi thay vì lúc hẩm hiu 15.000 USD cả.

Dấu hiệu nhận biết TVL sắp tăng?

Liquidity Pool & Phần thưởng staking

Liquidity Pool hay pool thanh khoản là một lượng token/coin được lock trong một smart contract cụ thể. Users chọn khoá tài sản vào Pool sẽ gọi là Liquidity Providers (LPs) và nhận về LP token chứng nhận cho tài sản đã khóa. Việc Pool thanh khoản tăng đồng nghĩa với dòng tài sản chảy vào hệ sinh thái và TVL đang tăng trưởng. Để thu hút người dùng staking vào Pool, các dự án sẽ có một phần thưởng như APR để khuyến khích tham gia. Phần thưởng staking càng cao càng khiến nhà đầu tư có động lực locked assets.

Liquidity
Kodiak Liquidity Pool

Ví dụ: Hiện tại, DEX Kodiak trên hệ sinh thái Berrachain đang cung cấp APR cho cặp BERA/HOLD lên đến 214%.

Yield Farming & chương trình incentive

Yield Farming là cách nói đơn giản của việc người dùng tối đa hoá khả năng sinh lời từ tài sản của họ. Để làm điều này, cách nhanh nhất là farming qua các nền tảng DeFi, sử dụng LP token để tiếp tục staking và nhận lãi.

Ví dụ: Khi lock 2 tài sản là BERA/HOLD, người dùng sẽ nhận được LP token, tiếp theo, user có thể truy cập BerraBorrow để stake LP token và nhận APY lên đến 1.800%.

Yield farming
BerraBorrow Vault

Top công cụ theo dõi TVL chuẩn xác

DefiLlama

DefiLlama là một nền tảng visualize on-chain data TVL trực quan và dễ hiểu nhất thị trường Crypto. Với DefiLlama, user sẽ nắm bắt hầu hết khía cạnh của một hệ sinh thái cùng các dự án trong đó.

Token Terminal

Token Terminal là công cụ cung cấp cho người dùng khả năng xem xét đánh giá on-chain data. Những dữ liệu này được thu thập và tổng hợp theo chuẩn ngành kế toán truyền thống, từ đó đảm bảo tỷ lệ chính xác thông tin đầu ra.

DappRadar

DappRadar là đơn vị thu thập dữ liệu về hoạt động của các dApp trên nhiều hệ sinh thái. Thông qua DappRadar, người dùng có thể dễ dàng truy vấn data như TVL và nhận định đưa ra các giải pháp thiết thực.

L2Beat

L2Beat là trang cung cấp chỉ số hoạt động mạng lưới của các Layer 2 Ethereum một cách trực quan nhất. Giới chuyên môn Crypto đánh giá rất cao L2Beat và coi đây là đơn vị “liêm” nhất vì họ hoạt động phi lợi nhuận.

Hướng dẫn nhận định TVL của một giao thức DeFi

Cách xem TVL trên DefiLIama

Bước 1: Truy cập DefiLIama, tại trang chủ, bạn sẽ thấy tổng TVL của toàn bộ thị trường tiền mã hoá, bao gồm tất cả các hệ sinh thái và các dự án thuộc hệ đó.

Giao diện website DefiLIama
Giao diện website DefiLIama

Bước 2: Nhấp vào một hệ bất kỳ tại đây bạn sẽ thấy các chỉ số chi tiết của hệ đó, trong hình, Block24 đang lấy ví dụ là Ethereum.

Ethereum
Thông số hệ sinh thái Ethereum

Bước 3: Kéo xuống phần bên dưới, chúng ta sẽ thấy những dự án thuộc hệ đó, được chia theo từng category cụ thể để người dùng sử dụng.

Các dự án DeFi - nguồn DefiLlama
Các dự án DeFi - nguồn DefiLlama

Lưu ý: Việc tìm kiếm dự án thuộc 1 hệ sinh thái bằng DefiLlama sẽ an toàn hơn việc sử dụng Google hay X, vì thế người dùng nên cân nhắc sử dụng DefiLIama như một công cụ research chuyên sâu trong thị trường Crypto.

Hướng dẫn đánh giá TVL DeFi

Để đánh giá TVL của một hệ sinh thái Blockchain, chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy cùng Block24 đi qua ví dụ dưới đây.

TVL Ethereum 2024 -2025
TVL Ethereum 2024 -2025

Trong hình là TVL của Ethereum ecosystem, bao gồm các dự án Liquid Staking. Restaking, RWA,... Chúng ta có thể thấy lượng TVL của Ethereum trong năm 2024 tăng trưởng đều đặn từ mốc 13 tỷ USD lên đỉnh 76 tỷ USD, việc này thể hiện 2 điều:

  • Cộng đồng tiền mã hoá đặt nhiều kỳ vọng vào ETH lúc đó, nhất là khi 2024 là thời điểm thị trường đau đáu về altcoin season rực rỡ như mùa 2021.
  • Các quỹ đầu tư truyền thống cũng đặt nhiều kỳ vọng vào ETH khi những Black Rock hay VanEck liên tục mua vào ETH trong năm 2024 để củng cố quỹ ETF của họ.

Tuy nhiên đến tháng 1/2025, mọi việc lại không hề khả quan khi TVL giảm từ 76 tỷ USD xuống 49 tỷ USD. Đây là hệ quả việc users cảm thấy thất vọng về hiệu suất giá ETH so với các đồng coin nền tảng khác như SOL hay SUI. Việc sụt giảm TVL thể hiện cộng đồng đã mất rất nhiều niềm tin với Ethereum và rút tài sản ra khỏi các nền tảng DeFi hệ này. Quay lại chủ đề chính, vậy cách để đánh giá TVL một hệ sinh thái là gì? Đó là chúng ta chỉ nên coi TVL như một thông số đo lường tham khảo. Total Value Locked bị ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau và số liệu không thể hiện toàn bộ hiện trạng của ecosystem.

FAQ

Có thể thao túng TVL được không?

Câu trả lời là có. Với sự tồn tại của các trading bot, không chỉ TVL mà volume giao dịch cũng có thể bị thao túng dễ dàng.

Sự khác biệt giữa TVL và market cap là gì?

TVL là số liệu đại diện cho tổng giá trị tài sản được khoá của một hệ sinh thái còn market cap là vốn hoá của đồng coin/token cụ thể.

Tại sao có sự chênh lệch TVL ở một số nền tảng như DefiLlama & L2Beat?

Sự chênh lệch giữa DefiLlama & L2Beat đến từ cách tính TVL khác nhau. Ví dụ như L2 Arbitrum, trong khi DefiLlama tính dựa trên việc gộp TVL từ các dApp thì ở L2Beat, con số này lại được tính bằng cách gộp Canonically Bridged Value, Natively Minted Value và Externally Bridged Value.

TVL có phản ánh đúng tình trạng nền tảng DeFi không?

TVL chỉ phản ánh một một phần tình trạng của các nền tảng DeFi.

Dự án nào đang có TVL cao nhất thị trường Crypto?

Theo DefiLlama, hiện tại tính tới tháng 4/2025, Aave là giao thức DeFi có TVL 19.2 tỷ USD, cao nhất thị trường Crypto.

Tổng kết

Bên trên là toàn bộ thông tin liên quan đến Total Value Locked và những góc nhìn đầu tư dựa trên chỉ số này. Hy vọng Block24 đã cung cấp cho bạn insight đa chiều nhất từ định nghĩa cho tới cách sử dụng Total Value Locked.

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc bạn thành công!