Rạng sáng ngày hôm nay (14/04), không ít nhà đầu tư Crypto tại Việt Nam tỏ ra bất ngờ trước việc token OM (Mantra) chia gần 20 lần chỉ trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ.
Theo dữ liệu từ Binance Spot, giá OM đã giảm một mạch từ 6.3 USD xuống đáy là 0.37 USD vào khoảng 3 giờ sáng nay (14/04).
Điều kỳ lạ là OM sụt giảm trong ngày cuối tuần và không có tin tức vĩ mô quan trọng nào công bố. Trong bài viết này, hãy cùng Block24 tìm hiểu nguyên nhân gì khiến giá OM giảm sốc như vậy bạn nhé!
Theo nhận định chủ quan từ tác giả, nguyên nhân lớn nhất khiến giá OM sụt giảm mạnh chính là động thái “xả hàng” đến từ đội ngũ phát triển và Market Maker (MM) của dự án Mantra.
Theo dữ liệu từ Debank, một địa chỉ ví mang tên “0x..b7” đã “xả trộm” token OM trong ngày 08/04 và 09/04 - thời điểm giá OM còn giao dịch trên mức 6 USD.
Ví này liên tục gom OM và đem đi staking xuyên suốt năm 2024 và đầu năm 2025. Thế nhưng, đến ngày 08/04 ví này bất ngờ thực hiện một giao dịch chuyển 1.96 triệu OM (12.2 triệu USD) sang một địa chỉ ví khác.
Tiếp đến, vào ngày 09/04 ví này còn có một giao dịch chuyển tới 6.47 triệu OM (trị giá 40.2 triệu USD) sang một địa chỉ ví có tên “0x…8a” nhằm mục đích “chốt lời”.
Việc cá voi này chốt lời không phải điều gì quá ngạc nhiên khi token OM đã tăng gấp 300 lần kể từ mức đáy cuối năm 2023.
Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ token OM có khối lượng giao dịch thấp, thế nên khi cá voi bán ra đã khiến giá OM giảm rất mạnh chỉ trong vỏn vẹn vài phút đồng hồ.
Theo Etherscan, địa chỉ ví “0x..b7” đã liên tục bán ra token OM kể từ ngày 25/03. Vào ngày 25/03, ví này còn đang nắm giữ tới 171 triệu OM - trị giá lên tới 1.17 tỷ USD vời thời điểm bấy giờ.
Đến hôm nay (14/04), ví này đã giảm hơn một nửa lượng nắm giữ, chỉ còn hơn 80 triệu token OM (trị giá khoảng 72 triệu USD). Bạn đọc có thể kiểm tra thông tin của địa chỉ ví này tại đây.
Bên cạnh những yếu tố về Market Maker, giá OM còn chịu ảnh hưởng từ tâm lý giảm thiểu rủi ro (risk off) của các nhà đầu tư.
Trong bối cảnh vĩ mô bất ổn, các nhà đầu tư thường có xu hướng rút vốn khỏi các Altcoin có thanh khoản thấp như OM và chuyển sang nắm giữ các đồng coin top (ví dụ như BTC, ETH, XRP, …) hoặc cầm stablecoin.
Tuy nhiên, với một trường hợp đặc biệt như OM thì yếu tố vĩ mô chỉ đóng góp một phần nhỏ, chủ yếu nguyên nhân gây ra sự sụt giảm đến từ nội tại của dự án.
Trước hàng loạt báo cáo của người dùng về token OM, cựu CEO Binance Changpeng Zhao (CZ) đã đăng tải trên X (Twitter) rằng ông “không biết sự tồn tại của dự án” cho đến khi nó mất khoảng 90% giá trị.
CZ còn khuyến cáo người dùng nên “Bám sát vào các nguyên tắc cơ bản, dự án có người dùng, doanh thu và lợi nhuận”.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết đáng chú ý khác về thị trường Crypto thời gian gần đây:
🎯 Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức đầy đủ về thị trường tiền điện tử và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư. Hãy theo dõi Block24 để cập nhật các tin tức nóng hổi nhất trên thị trường Crypto bạn nhé!