Quốc hội Việt Nam vừa đề nghị phân loại tài sản số

Danny8822

1 tháng

Hôm kia 9/5/2025, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận về Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có đề cập đến các quy định mới về tài sản mã hóa và tài sản số. Theo dự thảo, tài sản số được định nghĩa là tài sản theo Bộ luật Dân sự, thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử.

Còn Tài sản mã hóa sẽ sử dụng công nghệ mã hóa hoặc công nghệ tương tự để xác thực trong quá trình tạo lập, phát hành, lưu trữ và chuyển giao. Dự thảo Luật, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, gồm 7 chương, 57 điều, giảm 16 điều so với phiên bản trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình - Nguồn VnExpress
Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình - Nguồn VnExpress

Đại biểu Thạch Phước Bình (Phó đoàn Trà Vinh) nhấn mạnh rằng dự thảo Luật đưa ra định nghĩa chung về tài sản số nhưng chưa phân loại chi tiết. Ông đề xuất phân loại tài sản số thành 5 nhóm:

  • Dữ liệu số có thể định danh cá nhân: gắn với quyền riêng tư, được điều chỉnh bởi pháp luật về dữ liệu cá nhân.
  • Dữ liệu phi cá nhân: đã được phi cá nhân hóa hoặc không gắn danh tính, có thể chia sẻ, lưu trữ và kinh doanh.
  • Phần mềm và mã nguồn: bao gồm phần mềm thương mại, mã nguồn mở và thuật toán AI, có thể cấp phép hoặc chuyển giao.
  • Nội dung số có tính sở hữu trí tuệ: giống như ảnh, video, âm thanh, sách điện tử, là tài sản vô hình có thể định giá.
  • Tài sản số có thể định giá: ví dụ như NFT, tài sản số trên nền tảng blockchain, dữ liệu huấn luyện AI hoặc mô hình AI đã kiểm định.

Một đại biểu khác là Đồng Ngọc Ba cũng nhận định rằng việc phân loại tài sản số là vấn đề phức tạp. Cụ thể, đối với tài sản mã hóa, phổ biến với công nghệ blockchain như Bitcoin hay NFT, cần khái quát tiêu chí kỹ thuật để phân biệt. Từ đó sẽ giúp Chính phủ xây dựng cơ chế quản lý, đảm bảo an toàn trong giao dịch tài sản số.

Cuối cùng, Ủy ban Khoa học & Công nghệ giải trình rằng dự thảo Luật chỉ thiết kế framework cơ bản, tạo hành lang pháp lý cho tài sản số. Các nội dung chi tiết sẽ do Chính phủ quy định dựa trên yếu tố phù hợp thực tiễn. Nhìn chung, việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng để quản lý tài sản số, đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong các giao dịch là mục tiêu tối quan trọng. Và để hiện thực hóa, quy trình phân loại tài sản số sẽ giúp định hình trách nhiệm pháp lý và build nền tảng bền vững cho kinh tế số Việt Nam.

Đọc thêm: 

🎯 Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức đầy đủ về thị trường tiền điện tử và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư. Hãy theo dõi Block24 Newsfeed để cập nhật các tin tức nóng hổi nhất trên thị trường Crypto bạn nhé!

Quốc hội Việt Nam vừa đề nghị phân loại tài sản số

0

DMCA compliant image

© Copyright By block24 2025. All Rights Reserved