Chỉ tính riêng trong tháng 3/2025, các sàn giao dịch đã xử lý hơn 1,93 nghìn tỷ USD khối lượng giao dịch Futures của Bitcoin, theo dữ liệu The Block. Con số này còn cao hơn cả vốn hóa của Bitcoin (1,69 nghìn tỷ USD). Vậy Futures là gì mà có thể thu hút một lượng tiền giao dịch lớn như vậy? Đánh Futures có những lợi ích và rủi ro nào? Hãy cùng Block24 tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Đánh Futures là gì?
Đánh future, hay giao dịch future, là một hình thức giao dịch hợp đồng phái sinh, trong đó nhà đầu tư dự đoán biến động giá của một tài sản mà không cần sở hữu tài sản đó. Điều này cho phép họ kiếm lợi nhuận từ cả xu hướng tăng và giảm của thị trường.
Futures là 1 trong 4 hình thức giao dịch hợp đồng phái sinh phổ biến, bao gồm Futures, Options, Swap và Forward. Đánh Futures hay Long Short là cách nói thông dụng dùng để chỉ hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai này.

Để tránh lan man, trong bài viết này sẽ chỉ nói đến giao dịch Futures ở trên thị trường Crypto thôi anh em nhé!
Bản chất của thị trường Futures
Mặc dù Futures và Spot đều là hình thức giao dịch nhưng bản chất của Futures là hợp đồng thỏa thuận. Những lệnh mua (long) hoặc bán (short) mà người dùng thực hiện không phải là giao dịch trực tiếp tài sản mà chỉ là hợp đồng phái sinh của tài sản đó.
Ví dụ: A đang muốn mua 1 BTC (long) và B đang muốn bán 1 BTC (short) nhưng cả hai chỉ có tiền mặt chứ không sở hữu tài sản. Lúc này, cả A và B cùng nhau ký 1 hợp đồng cam kết với nhau, coi như cả A và B đều đã mua (hoặc bán) 1 BTC cho đối phương ở mức giá được chốt trong hợp đồng.
Sau một thời gian, cả 2 bên quyết định đóng hợp đồng. Lúc này có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu như BTC tăng cao hơn so với mức giá được chốt trong hợp đồng thì B sẽ bị lỗ (do bán thấp, mua cao) và phải thanh toán phần lời cho bên A.
- Ngược lại, nếu BTC giảm so với mức giá trong hợp đồng thì A sẽ lỗ (do mua cao, bán thấp) và phải thanh toán phần lời mà B có thể nhận được.
Như vậy, với giao dịch Futures, cả A và B đều có thể thực hiện giao dịch mà không cần phải sở hữu tài sản là 1 BTC.
Tại sao nhiều người thích đánh Futures?
Một số lý do khiến nhiều người thích đánh Futures có thể kể đến bao gồm:
- Đòn bẩy cao: So với Spot, Futures cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy lên đến x100. Điều này có thể giúp traders kiếm lợi nhuận nhanh hơn rất nhiều lần so với Spot. Tuy nhiên, đi theo lợi nhuận lớn là rủi ro tương ứng.
- Tính thanh khoản lớn: Bởi vì 2 bên mua bán với nhau không cần phải thực sự sở hữu tài sản, kết hợp với đòn bẩy cao, người dùng sẽ tích cực giao dịch hơn nữa. Càng nhiều người tham gia, thanh khoản càng lớn.
- Có thể bán khống: Ở Spot, khi nghĩ rằng giá sẽ giảm, traders không thể thực hiện việc bán do không sở hữu tài sản. Nhưng Futures lại cho phép bán khống, nghĩa là người dùng có thể mở lệnh bán (short) mà không cần phải sở hữu tài sản.
- Cảm giác hồi hộp: Việc được sử dụng đòn bẩy lớn sẽ tạo cho các nhà giao dịch cảm giác hồi hộp như khi đang tham gia các trò chơi cá cược. Thậm chí còn gây nghiện đối với nhiều người.
- Hedge (phòng ngừa rủi ro): Đây là mục đích ban đầu khi tạo ra Futures. Hiện vai trò phòng ngừa rủi ro này vẫn còn nhưng được sử dụng chủ yếu bởi các tổ chức, còn các nhà đầu tư cá nhân thường tham gia vào thị trường phái sinh với mục đích đầu cơ kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi đánh Futures thì bạn sẽ phải đối mặt với một rủi ro rất lớn đó chính là cháy tài khoản do dự đoán sai đường giá. Ngoài ra, hình thức giao dịch này còn có thể gây nghiện do mang tính chất gần giống cờ bạc. Vì vậy, bạn cần phải tích cực rèn luyện để có một hệ thống giao dịch an toàn và kỷ luật thép để không bị mất toàn bộ số tiền khi đánh Futures nhé.
Một số thuật ngữ liên quan
- Thanh lý/ cháy lệnh: Chỉ việc số tiền ký quỹ của bạn không đủ để duy trì vị thế hợp đồng đang mở. Do đó, lệnh của bạn sẽ tự động được đóng và toàn bộ số tiền ký quỹ trước đó của bạn đã thua sạch, được gọi là “cháy lệnh” hoặc “cháy tài khoản”.
- Long: Là hành động mở vị thế mua vì trade dự đoán giá tài sản sẽ tăng.
- Short: Là hành động mở vị thế bán khống vì trader dự đoán giá tài sản sẽ giảm.
- Funding fee: Đây là khoản phí được tạo ra để duy trì sự cân bằng giữa vị thế long và short, giữ giá của tài sản trên thị trường Futures không quá cách xa so với Spot. Funding fee này sẽ được thanh toán định kỳ, thường là mỗi 8 giờ đồng hồ/lần.
- Open interest: Tổng giá trị của tất cả vị thế đang được mở ở trên sàn. Ví dụ: Open Interest của Bitcoin trên nền tảng Futures của Binance ở thời điểm viết bài (31/03/2025) là 69.967 BTC, tổng giá trị ẩn (notional value) là 5.786.148.796 USDT. Lưu ý, giá trị ẩn là tính luôn cả đòn bẩy.
- Funding rate: Đây là tỷ lệ được dùng để xác định funding fee. Nếu Funding rate dương (> 0%) thì bên long sẽ trả funding fee cho bên short, nếu âm thì ngược lại.
Minh họa về 1 lệnh Futures

Hình trên ví dụ về một lệnh Futures trên sàn Binance, chúng ta có Thông tin phiên giao dịch (được đánh dấu số 1), bao gồm:
- Last price: Giá Futures gần nhất của BTC, ví dụ trong ảnh là 81.662 USDT.
- Mark price (giá tham chiếu): Được sử dụng để định giá hợp đồng Futures công bằng và chính xác nhất. Mark price được tính bằng các công thức phức tạp của Binance, bạn có thể tham khảo tại đây.
- Index price: Là thành phần chính dùng để tính Mark price, đại diện cho giá trị trung bình có trọng số của tài sản ở các sàn giao dịch Spot lớn nhưng chưa tính tới yếu tố funding fee.
- Funding/Countdown: Funding rate và thời gian kết thúc phiên hiện tại.
- 24h High: Giá Futures cao nhất của BTC trong vòng 24h giờ.
- 24h Low: Giá Futures thấp nhất của BTC trong vòng 24h giờ.
- 24h Volume (BTC): Khối lượng giao dịch trong 24h giờ, tính theo BTC.
- 24h Volume (USDT): Khối lượng giao dịch trong 24h giờ, tính theo USDT.
- Open Interest (USDT): Tổng giá trị hợp đồng BTC đang được mở, tính theo USDT.
Bên cạnh đó, nếu như bạn đang mở một vị thế, ở phần Positions dưới biểu đồ giá sẽ hiện Thông tin lệnh (số 2), bao gồm:
- Symbol: Ký hiệu hợp đồng mà bạn đang mở. Trong ảnh là BTCUSDT, biểu thị cho hợp đồng Bitcoin trên USDT.
- Size: Kích thước của hợp đồng. Trong ảnh minh họa là 0.002 BTC màu xanh lá, tức có nghĩa là đang long (dự đoán lên) 0.002 BTC.
- Entry Price: Giá vào lệnh.
- Break Even Price: Giá mà khi bạn đóng lệnh sẽ không lời hoặc không lỗ (đã bao gồm cả phí giao dịch và funding fee).
- Mark Price: Giá tham chiếu, tương tự như thông tin ở phần số 1.
- Liq.Price (Liquidation Price): Mốc giá mà hợp đồng của bạn sẽ tự động bị thanh lý do số tiền ký quỹ không đủ để chi trả cho khoản lỗ. Lưu ý, con số này sẽ khác nhau tùy thuộc bạn chọn chế độ Cross (âm vào số tiền trong tài khoản) hoặc Isolated (chỉ tính riêng trong hợp đồng này).
- Margin Ratio: Tỷ lệ tiền ký quỹ/tổng giá trị hợp đồng mà bạn đang mở.
- Margin: Số tiền mà bạn đã ký quỹ để mở hợp đồng này.
- PNL (ROI%): Lợi nhuận của hợp đồng đang mở. Màu xanh như trong ảnh (dương) là đang lời, còn màu đỏ (âm) là đang lỗ.
- Close All Positions: Đây là nút đóng tất cả các hợp đồng đang mở theo giá market (giá ngay thời điểm thực hiện).
- Market: Đóng hợp đồng đang chọn ngay lập tức tại giá market.
- Limit: Đóng hợp đồng được chọn ở một mức giá chỉ định. Hai ô thông tin kế bên phải của nút Limit là để bạn nhập mức giá và size volume.
- Reverse: Nếu nghĩ rằng giá của tài sản sẽ đảo chiểu thì hãy sử dụng chức năng này. Khi thực hiện, Reverse sẽ tự động đóng vị thế hiện tại (ví dụ long) ngay tại giá market và mở vị thế short cũng ở mức giá vừa đóng với kích thước tương tự. Nói đơn giản dễ hiểu là Reverse dùng để đổi vị thế từ long thành short ngay tức khắc.
Phân loại hợp đồng Futures trong crypto
Theo thời gian

- Perpetual Futures (Hợp đồng vĩnh cửu): Hợp đồng này không có thời gian đáo hạn, có nghĩa là bạn có thể giữ vị thế cho đến khi nào muốn đóng hoặc bị thanh lý. Loại hợp đồng này sẽ có cơ chế funding rate để giữ giá Futures bám sát với Spot.
- Delivery Futures (Hợp đồng có kỳ hạn): Hợp đồng này sẽ có ngày đáo hạn cố định (cuối tháng hoặc quý). Khi đến ngày đó, Delivery Futures sẽ tự thanh toán lời/lỗ (thường là bằng tiền mặt) và đóng lệnh. Loại hợp đồng này sẽ không có funding rate, thay vào đó, giá Futures sẽ tự điều chỉnh về sát giá Spot vào gần ngày đáo hạn.
Theo đơn vị tài sản
- USDT-Margined Futures (Ký quỹ bằng USDT): Đây là hợp đồng mà chúng ta thường hay sử dụng nhất. Tài sản sử dụng để ký quỹ và thanh toán lãi/lỗ là USDT.
- Coin-Margined Futures (Ký quỹ bằng coin): Khác với USDT-Margined Futures, hợp đồng dạng này sử dụng coin (ví dụ BTC hoặc ETH) để làm tài sản ký quỹ và thanh toán lãi/lỗ.
- Inverse Futures (Hợp đồng nghịch đảo): Một cách gọi khác của Coin-Margined Futures trên các sàn giao dịch. Ví dụ: Bybit sẽ gọi là Inverse Futures thay vì Coin-M Futures như trên Binance.

Các chiến lược phổ biến khi trade Futures
- Scalping: Với chiến lược này, các nhà giao dịch sẽ mở và đóng vị thế trong một thời gian rất ngắn, thường là trong ngày và tận dụng đòn bẩy lớn để tối ưu lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá tài sản. Phương pháp này phù hợp với những trader có kinh nghiệm lâu năm và thành thục phân tích kỹ thuật (PTKT).
Bên cạnh đó, tính kỷ luật cao sẽ giúp họ tránh tình trạng cháy tài khoản nếu như dự đoán sai hướng đi của thị trường. Một số chuyên gia nổi tiếng sử dụng phương pháp này bao gồm: Ed Seykota, Linda Bradford Raschke. - Trend following: Đây là chiến lược mà nhà giao dịch tin rằng xu hướng giá hiện tại vẫn sẽ tiếp diễn và đặt lệnh follow theo trend đó. Ưu điểm của chiến lược này là rất dễ áp dụng khi thị trường có xu hướng rõ ràng và phù hợp với bất kỳ nhà giao dịch nào.
Những chuyên gia giao dịch thành thạo chiến lược này bao gồm: Richard Dennis, Jerry Parker. - Swing trading: Hay còn gọi là giao dịch đảo chiều, nghĩa là nhà giao dịch sẽ dự đoán các điểm mà thị trường thay đổi xu hướng để vào lệnh. Chiến lược này sẽ đỡ căng thẳng hơn so với scalping, phù hợp với những nhà giao dịch có ít thời gian, muốn nắm giữ lệnh vài ngày với đòn bẩy vừa phải.
Những chuyên gia nổi tiếng sử dụng Swing trading: Richard Dennis, Stanley Druckenmiller. - Breakout trading: Tương tự như Swing, Breakout trading cũng phù hợp với những nhà giao dịch muốn giữ lệnh từ vài ngày cho đến vài tuần với đòn bẩy vừa phải.
Điểm mấu chốt của phương pháp này là kiên nhẫn chờ đến khi đường giá phá vỡ (break) những vùng kháng cự hoặc hỗ trợ rồi mới vào lệnh và kỳ vọng giá sẽ tiếp tục biến động theo xu hướng trước đó. Những nhà giao dịch nổi tiếng sử dụng phương pháp này: John W. Henry, Nicolas Darvas. - Arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá): Ví dụ, khi giá BTC ở Spot là 90.000$ nhưng trên futures đã lên tới 90.200$ thì chúng ta sẽ mua Spot và short Futures BTC. Ưu điểm của Arbitrage là rủi ro thấp, lợi nhuận ổn định.
Tuy nhiên, thực tế khác lý thuyết. Chênh lệch giá giữa Spot & Futures rất nhỏ, nhà đầu tư cần vốn lớn và phải “đua lệnh” cực nhanh. Những chuyên gia của phương pháp này bao gồm: Jim Simons, David Shaw. - Funding Rate Arbitrage: Với hình thức này, chúng ta sẽ chờ đến khi funding rate dương hoặc âm mạnh để kiếm lợi nhuận từ Funding fee.
Ví dụ như khi funding rate đang là +0.05%, lúc này chúng ta short 1 BTC bên futures và mua 1 BTC Spot rồi chờ đến thời điểm nhận funding fee mà không sợ giá cả biến động. Tương tự Arbitrage, chiến lược này rủi ro thấp nhưng cần phải có vốn lớn và theo sát funding rate. - Hedging: Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể sử dụng futures như là một biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động giá bất lợi cho danh mục đầu tư.
Theo lý thuyết, hình thức này không mang tới lợi nhuận nhưng nếu nhà đầu tư chấp nhận một phần rủi ro thì có thể mạo hiểm áp dụng các phương pháp phân tích để đóng/mở lệnh ở những mốc giá tốt hơn. Phương pháp này thường được sử dụng bởi các công ty để phòng ngừa rủi ro biến động giá cho tài sản và hàng hóa.
Phân biệt Futures, Spot và Margin trading
Tiêu chí | Futures Trading | Spot Trading | Margin Trading |
Đặc điểm | Giao dịch dựa trên hợp đồng phái sinh | Mua/bán tài sản thực sự sở hữu | Vay vốn từ sàn để mua/bán tài sản thực trên Spot |
Sở hữu tài sản | Không | Có | Có nhưng một phần được mua bằng tiền vay |
Đòn bẩy | Cao (từ x2 đến x125) | Không | Thấp (từ x2 đến x10) |
Thanh lý/ cháy lệnh | Tỷ lệ thanh lý cao do đòn bẩy lớn | Không | Tỷ lệ thanh lý thấp hơn Futures |
Rủi ro | Cao | Thấp | Trung bình - cao |
Công cụ phân tích thường dùng | Phân tích kỹ thuật + kỷ luật | Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật kết hợp quản trị vốn vay |
Hình thức giao dịch nào là tối ưu nhất?
Theo quan điểm và trải nghiệm cá nhân, không có hình thức giao dịch nào là tối ưu hoàn toàn mà nó sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như hướng phân tích mà nhà giao dịch lựa chọn.
Tuy nhiên, nếu như bạn là một người mới tham gia vào thị trường Crypto thì đừng vội nhảy ngay vào Futures mà nên đi từ Spot đến Margin trước đã. Tại sao lại như vậy?
Bởi vì trong quá trình giao dịch Spot & Margin bạn sẽ hiểu rõ hơn về thị trường Crypto, biết được những tin tức nào ảnh hưởng và phản ứng của giá cả ra sao, học được các phương pháp phân tích,…
Sau khi đã có kinh nghiệm và xây dựng được phương pháp tối ưu nhất rồi thì bạn có thể trải nghiệm đánh futures. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì futures không phải là “bao cát” vô tri đứng im để bạn đánh đâu, nhớ phải có kỷ luật thép để tránh tình trạng cháy tài khoản nhé.
Hướng dẫn cách đánh Futures
Bạn có thể tham gia giao dịch Futures crypto theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập sàn Binance, đăng nhập hoặc đăng ký (sử dụng code ref: DCAGBWQ6 để nhận những ưu đãi độc quyền từ Block24 nhé).

Bước 2: Trỏ vào mục Futures, sau đó chọn loại hợp đồng mà bạn muốn giao dịch. Mình chọn BTCUSDT Perpetual.

Bước 3: Nhấn vào dấu chuyển tiền, chọn nguồn tiền và nhập số lượng USDT muốn chuyển sang tài khoản Futures để giao dịch.

Bước 4: Sau khi phân tích điểm vào lệnh xong, ở cột bên phải, bạn đặt lệnh với những thông tin như sau:
- Số 1: Chọn chế độ Cross hoặc Isolated và đòn bẩy mong muốn.
- Số 2: Chọn hành động Open (mở lệnh) hoặc Close (đóng lệnh).
- Số 3: Chọn loại lệnh muốn thực hiện, bao gồm Limit (ở mức giá mong muốn), Market (giá ngay tại lúc thực hiện) hoặc các lệnh có điều kiện như: Stop Limit, Stop Market, Trailing Stop,...
- Số 4: Chọn mốc giá mong muốn, số lượng (hoặc còn gọi là kích thước) của lệnh.
- Số 5: Tham khảo số lượng ước chừng của lệnh.
- Số 6: Nhấn Open long nếu muốn dự đoán giá lên hoặc Open short để dự đoán giá xuống.
Vậy là bạn đã đặt xong lệnh đánh Futures trên sàn Binance. Bây giờ bạn có thể theo dõi lời/lỗ của hợp đồng mới mở để hành động cho phù hợp nhé.
FAQ
Trade Future có giàu được không?
Hầu hết những người tham gia hình thức giao dịch này đều thua lỗ vì thiếu kinh nghiệm và kỷ luật. Chỉ số ít có thể chiến thắng.
Do đó, trước khi nghĩ đến việc làm giàu từ trade Futures, bạn nên xây dựng một hệ thống giao dịch linh hoạt và có đủ kỷ luật để đánh bại những traders khác trên thị trường.
Người mới nên bắt đầu với spot hay Futures?
Người mới nên bắt đầu với Spot trước. Bởi vì đây là nơi tốt nhất tìm hiểu thị trường Crypto, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng hệ thống giao dịch của riêng bạn.
Rủi ro khi trade Futures là gì?
Bởi vì được phép sử dụng đòn bẩy lớn nên các nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với rủi ro bị thanh lý hợp đồng, hay còn gọi là cháy tài khoản. Bạn có thể mất toàn bộ số tiền ký quỹ hoặc trong tài khoản (ở chế độ Cross) nếu sử dụng đòn bẩy cao và không chịu cắt lỗ.
Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu giao dịch Future?
Hiện nay, các sàn cho phép bạn bắt đầu giao dịch Futures chỉ với 5$. Tuy nhiên, số tiền thực sự cần để giao dịch Futures sẽ phụ thuộc vào chiến lược của bạn.
Future trader là gì?
Thuật ngữ chỉ những nhà giao dịch ở trên thị trường Futures.
Trên đây là bài tổng quan về Futures - một hình thức giao dịch hấp dẫn với đòn bẩy cao. Người dùng không cần sở hữu tài sản thực mà vẫn có thể long short. Bạn thấy hình thức giao dịch này như thế nào? Bạn đã chuẩn bị gì để bước vào cuộc chơi Futures siêu rủi ro? Hãy bình luận ở phía dưới để thảo luận cùng với anh em trong cộng đồng Block24 nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận