Những nhà đầu tư thành công không đơn thuần dựa vào may mắn hay chiến lược giao dịch, mà còn sở hữu tinh thần vững vàng, giúp họ duy trì kỷ luật và kiểm soát cảm xúc. Đây là những yếu tố cần thiết để ra quyết định đúng đắn, ngay cả trong những thời điểm thị trường biến động dữ dội nhất.

 

Trong bài viết này, anh em hãy cùng Block24 khám phá 8 khuôn khổ tâm lý quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư Crypto nào cũng cần nắm vững nếu muốn thành công. Bắt đầu nhé!

Làm bài test với 100% portfolio là stablecoin

Bài test này dùng để kiểm tra xem liệu anh em có thực sự tin tưởng các khoản đầu tư hiện tại:  Hãy tưởng tượng một tình huống khi sáng mai thức dậy và toàn bộ tài sản của anh em đã được reset hết về stablecoin (giả sử USDT) để bắt đầu lại từ đầu, anh em có sẵn sàng mua lại đúng những đồng coin/token trong portfolio hiện tại không?

 

Nếu câu trả lời là "Không", vậy tại sao anh em vẫn còn hold chúng?

 

Thực tế là nhiều nhà đầu tư đang rơi vào cái bẫy tâm lý khiến họ không dám thay đổi, ngay cả khi biết rằng những đồng coin/token đang hold không phải lựa chọn tối ưu. Những rào cản tâm lý phổ biến trong trường hợp này bao gồm:

Hiệu ứng chi phí chìm (Sunk Cost Fallacy)

Anh em có từng hold một đồng coin/token chỉ vì đã bỏ quá nhiều tiền vào nó, dù nó không còn tiềm năng? Đây chính là hiệu ứng chi phí chìm – một cái bẫy khiến chúng ta tiếp tục gắn bó với những thứ không hiệu quả, chỉ vì đã đầu tư quá nhiều vào nó.

 

Ví dụ: Anh em đầu tư 70% vốn vào một token ở giá 10$, nhưng giờ nó chỉ còn 3$. Anh em không muốn bán vì nghĩ rằng "Mình đã đầu tư quá nhiều rồi, bán ra bây giờ chẳng khác nào lỗ thật sự". Nhưng thực tế là càng hold càng âm vốn, thậm chí làm anh em mất đi cơ hội với các dự án khác tiềm năng hơn.

Nhà đầu tư rất dễ dính phải hiệu ứng chi phí chìm
Nhà đầu tư rất dễ dính phải hiệu ứng chi phí chìm

Sự gắn bó cảm xúc

Anh em có từng cảm thấy "thích" một dự án nào đó chỉ vì đã theo dõi từ lâu, tích cực tham gia cộng đồng, hoặc có niềm tin mãnh liệt vào team dev?

 

Hãy luôn nhớ rằng đầu tư không phải là câu chuyện của cảm xúc. Nếu một dự án không còn tốt như trước đây, việc hold đồng coin/token của dự án đó chỉ vì tình cảm cá nhân có thể khiến anh em bị chôn vốn dài hạn và bỏ lỡ những cơ hội tốt hơn.

Nỗi sợ sai lầm

Có phải anh em sợ rằng nếu bán bây giờ, giá có thể tăng trở lại và anh em sẽ hối hận?

 

Đây là nỗi sợ rất phổ biến, nhưng hãy nhớ rằng các trader giỏi không cố gắng bắt đỉnh hay đáy, họ chỉ tập trung vào quyết định hợp lý tại từng thời điểm. Nếu tiếp tục hold chỉ vì sợ hành động sai lầm thì nghĩa là anh em đang để nỗi sợ kiểm soát lý trí.

Cách áp dụng bài test này vào thực tế

1. Anh em hãy chọn một token trong portfolio hiện tại.

Hãy tự đặt câu hỏi: Nếu bây giờ được bắt đầu lại, anh em có mua lại đúng số lượng token này không?

 

Nếu câu trả lời là "Không", hãy xem xét bán bớt hoặc thoát hẳn vị thế hiện tại. Đừng nghĩ rằng bán là chấp nhận thua cuộc, đó chỉ là cách để tối ưu lại danh mục và tìm kiếm cơ hội tốt hơn.

 

2. Lặp lại tương tự với các token khác.

Dần dần, anh em sẽ xây dựng được một portfolio mà bản thân thực sự tin tưởng, thay vì chỉ giữ lại những thứ "đã lỡ mua".

2. Xây dựng portfolio có cấu trúc rõ ràng

Khi đã có một portfolio gồm tập hợp các tài sản yêu thích, anh em cần tổ chức chúng theo từng nhóm rõ ràng để quản lý dễ hơn và tránh những quyết định cảm tính.

 

Có 2 nhóm cơ bản dựa trên vị thế tâm lý đầu tư:

Core Positions (Vị thế cốt lõi)

Đây là những khoản đầu tư mà anh em có niềm tin lớn, không bị hoảng loạn những lúc chúng biến động mạnh. Nhưng điều này không có nghĩa là phải hold chúng mãi mãi, bởi vì trong thị trường Crypto, chi phí cơ hội rất cao do dòng tiền xoay vòng liên tục.

 

Ngoài ra, không nên nghĩ rằng mình có thể bắt đỉnh, thoát đáy mọi lúc, mà hãy tin vào quan điểm đầu tư của bản thân để đạt mục tiêu đề ra.

 

Ví dụ: Nếu tin rằng một dự án có thể đạt vốn hóa 1 tỷ USD trong 6 tháng, anh em cần chuẩn bị tâm lý cho việc giá token có thể giảm 50% trước khi tăng mạnh trở lại và đạt mức target.

Trading Positions (Vị thế giao dịch ngắn/trung hạn)

Đây là những khoản đầu tư theo trend hoặc dựa trên biến động giá trong thời gian ngắn đến trung hạn.

 

Điểm khác biệt chính của Trading Positions so với Core Positions là:

  • Linh hoạt hơn, có thể xoay vòng vốn nhanh, cắt lỗ sớm khi cần.
  • Rõ ràng và cụ thể hơn về mục tiêu, không kỳ vọng quá xa.
  • Không bị cảm xúc chi phối, đạt target là chốt, không tiếc nuối nếu giá tăng tiếp.

Ví dụ: Anh em mua một token lowcap khi vốn hóa 5 triệu USD, kỳ vọng x4 lên 20 triệu USD rồi bán. Nếu sau đó nó tiếp tục tăng thì anh em cũng không tiếc nuối, vì ngay từ đầu đã xác định đây chỉ là kèo lướt sóng ngắn, không phải khoản đầu tư dài hạn.

Tại sao cần phân biệt rõ 2 nhóm này?

Thực tế, có không ít người bị lẫn lộn giữa hai loại danh mục này và dễ rơi vào những quyết định cảm tính:

  • Mua vào với Trading Positions nhưng khi giá giảm mạnh lại hold đến cùng, vô tình biến nó thành Core Position.
  • Mua vào với Core Position nhưng lại hoảng loạn bán ra khi giá giảm chỉ vì quá tập trung vào biến động ngắn hạn, vô tình biến nó thành Trading Positions.

Do đó, khi tách biệt rõ ràng 2 loại danh mục tương ứng 2 loại vị thế tâm lý, anh em sẽ không bị cảm xúc chi phối và dễ dàng thực thi chiến lược đề ra để tối ưu lợi nhuận.

Cần phân biệt rõ các vị thế đầu tư trong portfolio
Cần phân biệt rõ các vị thế đầu tư trong portfolio

3. Chơi ít, nhưng tập trung hơn – Bí quyết của những trader giỏi

Một trong những kỹ năng/chiến lược đầu tư không quá phổ biến nhưng lại cực kỳ hiệu quả: Tập trung ít kèo, nhưng chất lượng.

 

Có một sự thật về việc làm giàu trong Crypto, đó là những người thực sự kiếm được hàng triệu đô và giữ được tài sản lâu dài không có thói quen mua bán loạn xạ nhiều đồng coin/token. Họ là những người bet cửa lớn vào những kèo thực sự tin tưởng, đã research kỹ càng trước đó. Đồng thời thường xuyên tái đầu tư lợi nhuận để gia tăng tài sản nhanh chóng.

 

Đối với những người này, mỗi lệnh giao dịch phải có tác động thực sự đến danh mục đầu tư. Nếu không, nó không đáng để thực hiện.

 

Việc chơi ít kèo hơn nhưng chất lượng hơn giúp anh em:

  • Quản lý portfolio hiệu quả: Việc nắm giữ 3-5 loại token rõ ràng là dễ dàng hơn việc nắm giữ 15-20 loại token khác nhau. Khi tối giản được portfolio, anh em không cần tốn nhiều thời gian để liên tục follow thị trường, hay cân đo đong đếm từng quyết định nhỏ. Từ đó hạn chế dẫn đến những quyết định sai lầm do yếu tố tâm lý.
  • Giảm thiểu sự fomo: Khi thấy một kèo được share mạnh trên X hay Tele, chúng ta thường phân vân không biết có nên xuống tiền hay không. Lúc này, việc tuân thủ giới hạn số lượng kèo tối đa (ví dụ không quá 5 kèo cùng lúc) sẽ giúp anh em tránh fomo vào những con hàng đã tăng giá quá mạnh, rủi ro cao.

Tóm lại, có 2 kiểu trader trong Crypto:

  1. Những người làm giàu thực sự với một số ít kèo chất lượng.
  2. Những người fomo hàng trăm kèo vô nghĩa và cuối cùng thua lỗ.

Anh em buộc phải lựa chọn trở thành một trong hai và hãy nhớ rằng sự thành công bền vững mới là quan trọng.

Anh em sẽ lựa chọn portfolio nào, A hay B?
Anh em sẽ lựa chọn portfolio nào, A hay B?

4. Xây dựng portfolio dựa trên mục tiêu tài chính

Danh mục đầu tư cần phải phản ánh đúng mục tiêu tài chính.

 

Ví dụ, nếu mục tiêu của anh em trong mùa bull run này là gia tăng tài sản từ 10K$ lên 50K$ thì mọi quyết định giao dịch đều phải xoay quanh mục tiêu đó.

 

Để làm được điều này, hãy thường xuyên tự đặt câu hỏi: Liệu lệnh giao dịch này có thực sự đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra không? Hay anh em chỉ đang fomo theo đám đông vì sợ lỡ cơ hội?

 

Đồng thời cần duy trì sự tập trung, quan điểm đầu tư và tuân thủ chiến lược, đừng để bị phân tán bởi các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, một điều quan trọng trong trong chu kỳ này đó là hãy loại bỏ lối suy nghĩ "mua và chờ chốt x10, x100".

 

Thanh khoản thị trường Crypto ngày càng phân tán vì có quá nhiều altcoin mới ra đời, dòng tiền đang xoay vòng liên tục. Câu chuyện x10, x100 khi mua bất kỳ altcoin nào như các chu kỳ trước đây có lẽ sẽ không xảy ra nữa, bắt đầu từ mùa 2024-2025.

 

Để dễ hình dung, có chưa đến 3.000 đồng coin/token trên thị trường vào giai đoạn năm 2017-2018. Nhưng đến tháng 1/2025, con số này đã lên đến hơn 36,4 triệu và có thể lên đến 100 triệu vào cuối năm 2025.

Số token mới đang tăng theo cấp số nhân (Nguồn: Dune.com)
Số token mới đang tăng theo cấp số nhân (Nguồn: Dune.com)

Tóm lại, việc target quá cao có lẽ là thiếu hợp lý trong bối cảnh hiện tại. Thay vì nhắm mắt mua, hold và chờ đợi sự may mắn đến, anh em hãy:

  • Xác định rõ mình cần bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi kèo để đạt được mục tiêu tổng thể.
  • Chỉ thực hiện những các lệnh giao dịch thực sự giúp anh em tiến gần hơn đến mục tiêu.
  • Tập trung vào chất lượng, không phải số lượng.

5. Tập trung vào điểm mạnh của bản thân

Nếu anh em đã từng win nhiều kèo bằng thế mạnh của mình thì hãy tiếp tục phát huy nó. Ngoài ra, việc đã có vị thế tốt hơn ban đầu không có nghĩa là anh em nên thay đổi chiến lược đầu tư.

 

Ví dụ: Anh em chuyên về săn airdrop và đã gia tăng tài sản nhanh chóng nhờ nó. Nhưng nếu chuyển sang trading hay săn memecoin lowcap thì chưa chắc đã thành công bằng, thậm chí có thể mất hết số tiền kiếm được từ airdrop.

 

Đây là một bẫy tâm lý khi nhà đầu tư đã có vị thế tốt hơn. Nhiều người nghĩ rằng khi họ có nhiều vốn hơn, họ cần thay đổi cách đánh để tiếp tục kiếm được nhiều hơn nữa.

 

Tóm lại, nếu anh em đã có công thức chiến thắng, hãy tiếp tục sử dụng nó thay vì cố gắng chuyển sang một hướng đi khác không có lợi thế.

Hãy tập trung vào điểm mạnh của bản thân
Hãy tập trung vào điểm mạnh của bản thân

6. Đừng cố gắng đi ngược trend

Nhiều người thích làm ngược lại đám đông, những người này cũng thích dự đoán đỉnh/đáy của thị trường để trở nên nổi tiếng và đạt lợi nhuận cao nhất có thể.

 

Nhưng sự thật là việc đi ngược thị trường chỉ có giá trị ở những thời điểm then chốt. Nhiều trader bị ám ảnh bởi việc tối ưu từng con sóng nhỏ của thị trường, việc này gần như bất khả thi và khiến họ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.

 

Thực sự thì nếu thực sự giỏi đến mức đoán đúng từng điểm đảo chiều của thị trường thì anh em đã không ngồi đây đọc bài này.

 

Do vậy nên chiến lược thực tế hơn là:

  • Trong bull run, đừng đi ngược trend mà hãy tận dụng nó.
  • Chốt lời từng phần hoặc có thể tái đầu tư lợi nhuận, thay vì out hết hàng một lúc.
  • Chốt lời khi đủ target hoặc nhận thấy uptrend sắp kết thúc.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mục tiêu của chúng ta không phải là trở thành "thầy bói" trong thị trường, mà là gia tăng tài sản.

Tốt nhất là đừng cố gắng đi ngược trend
Tốt nhất là đừng cố gắng đi ngược trend

7. Chiến lược stop loss rõ ràng và loại bỏ mọi cảm xúc 

Hãy nhớ rằng: Mọi đồng coin/token chỉ là công cụ giúp anh em gia tăng tài sản, chúng chúng không trung thành với ai cả. Cần xem xét mọi cơ hội đầu tư bằng lý trí chứ không phải cảm xúc. Khi vào lệnh, hãy hiểu rõ lý do và có chiến lược cụ thể để tránh bị cuốn theo thị trường.

 

Cụ thể, anh em cần:

Xác định rõ quan điểm đầu tư

Trước khi mua bất kỳ một đồng coin/token nào, hãy tự hỏi:

  • Lý do gì khiến anh em mua chúng?
  • Anh em đang trade dựa trên catalyst hay chỉ là fomo?
  • Có thông tin nào không hay chỉ hùa theo định giá của thị trường?
  • Anh em thực sự tin vào dự án hay chỉ vì có kols đang shill?

Đặt điểm stop loss ngay từ đầu

Để có điểm stop loss hợp lý, anh em cần xác định rõ sẽ cắt lỗ trong những điều kiện nào?

  • Giá giảm quá mức chấp nhận lỗ.
  • Dự án có FUD nặng hoặc không còn động lực phát triển.
  • Bị whale xả hàng đồng loạt.
  • Thị trường đạt đỉnh và sắp bước vào downtrend.
  • Nhận thấy một cơ hội đầu tư khác tốt hơn.
Cần luôn có điểm stop loss hợp lý khi đầu tư

8. Tách biệt kết quả khỏi quá trình & đừng tự trách mình

Một lệnh trade thắng chưa chắc là một quyết định đúng, và một lệnh trade thua không có nghĩa là anh em đã sai. Điều quan trọng là quá trình ra quyết định, chứ không chỉ là kết quả cuối cùng.

 

Bất kỳ thị trường  nào cũng đều có yếu tố may rủi, ngay cả những trader chuyên nghiệp nhất cũng có thể thất bại. Ngược lại, những trade gà mờ đôi khi lại thành công một cách đầy may mắn.

 

Nếu anh em đã thực hiện một lệnh trade với đầy đủ lý do hợp lý, tức là:

  • Có quan điểm đầu tư rõ ràng.
  • Xác định rõ điểm cắt lỗ và chốt lời.
  • Quản lý rủi ro hợp lý, biết nó thuộc core position hay trading position.

Thì dù lệnh đó thắng hay thua, anh em vẫn đã ra quyết định đúng. Hãy phát huy kỹ năng nếu thắng và đừng tự trách mình nếu thua lỗ.

Không nên tự trách bản thân nếu đã làm đúng plan
Không nên tự trách bản thân nếu đã làm đúng plan

Lời kết

Nếu đã và đang thua lỗ trong thị trường Crypto, anh em cần để mọi chuyện qua đi để hướng đến tương lai. Đừng để những quyết định sai lầm trong quá khứ ám ảnh, cần giữ vững tâm lý để quyết định chính xác hơn ở  những lần tiếp theo.

 

Không ai có thể thành công trong thị trường này mà không trải qua thất bại, mọi thành công đều có cái giá của nó.

 

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, Crypto không phải là cuộc chơi của số lượng mà là chất lượng. Không cần biết anh em thắng được bao nhiêu kèo, điều quan trọng là anh em có đạt được mục tiêu hay không, và có giữ được thành quả trước khi thị trường bước vào downtrend.

 

Anh em có đang bị rào cản tâm lý ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và cụ  thể đó là gì? Hãy comment xuống phía dưới để trao đổi cùng cộng đồng Block24 nhé!

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!