Trong thế giới crypto đầy biến động, tối đa hóa lợi nhuận từ tài sản staking luôn là mục tiêu của các nhà đầu tư thông minh. Nếu anh em từng bị khóa vốn khi staking hoặc cảm thấy lợi nhuận staking truyền thống chưa thực sự hấp dẫn, thì liquid restaking chính là lời giải đầy hứa hẹn. Đây không chỉ là một bước tiến mới trong DeFi mà còn mở ra cơ hội gia tăng lợi nhuận mà không hy sinh tính thanh khoản.
Vậy Liquid restaking là gì, cách hoạt động ra sao, và tại sao nó đang trở thành xu hướng được săn đón?
Liquid Restaking là gì?
Liquid Restaking là một cơ chế nâng cấp của restaking, giúp nhà đầu tư vừa tối ưu lợi nhuận từ staking ETH, vừa duy trì tính thanh khoản để tận dụng các cơ hội khác trong DeFi.
Đây là một giải pháp mở rộng từ EigenLayer, cho phép người dùng tái sử dụng tài sản staking để tham gia xác thực các dịch vụ Actively Validated Services (AVS) như rollups, oracles, Data Availability,...
Nói cách khác, liquid restaking giúp anh em “ăn cả hai đầu”: vừa có thu nhập từ staking, vừa có tài sản thanh khoản để tiếp tục đầu tư. Một chiến lược hấp dẫn để tối ưu hóa lợi nhuận mà không bị bó buộc bởi staking truyền thống!

Liquid Restaking Token là gì?
Liquid Restaking Token (LRT) là token thanh khoản đại diện cho tài sản đã restake. Token này giúp đảm bảo quyền lợi cho anh em trong quá trình tham gia restaking, bao gồm phần thưởng staking gốc + phần thưởng từ các AVS.
Một số LRT phổ biến nhất có thể kể đến như:
- eETH - của Ether.fi
- ezETH - của Renzo
- rsETH - của Kelp DAO
- pufETH - của Puffer Finance
Toàn cảnh hệ sinh thái Liquid Restaking hiện tại
Theo dữ liệu từ DefiLlama tính đến thời điểm viết bài (24/3/2025), TVL - tổng giá trị tài sản đã khóa trên tất cả các giao thức Liquid Restaking đạt trên 9 tỷ USD, giảm hơn 50% so với mức ATH hơn 18 tỷ USD hồi tháng 12/2024.
Trong đó, top 5 giao thức đang dẫn đầu tính theo TVL lần lượt là: ether.fi (5 tỷ USD), Kelp (1,1 tỷ USD), Renzo (750 triệu USD), mETH Protocol (470 triệu USD), và Mellow Finance (262 triệu USD).

Trong bối cảnh tình hình thị trường chung đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động trong lĩnh vực Restaking cũng trầm lắng hẳn so với năm 2024. Hầu hết các giao thức Liquid Restaking đều ghi nhận mức TVL giảm mạnh trong vòng 1 tháng gần đây:
- EigenLayer (-26%)
- ether.fi (-22%)
- Kelp (-27%)
- Renzo (-27%)
- Mantle Restaking (-29%)
Tuy nhiên, một vài dự án mới đang phần nào cho thấy tiềm năng khi “đi ngược bão” với mức TVL tăng trưởng ấn tượng, đó là:
- YieldNest (+1050%)
- Neemo Finance (+46%)
- Euclid Finance (+43%)
- Fragmetric (+36%)
Nhìn chung, thị trường Restaking đang được mở rộng và dần phủ sóng đến nhiều hệ sinh thái blockchain. Ngoài những hệ lớn như Ethereum cả L1 và L2 hay Solana, Liquid Restaking đã được triển khai trên các blockchain như BNB Chain, Sei Network, Astar.
Liquid Restaking - phiên bản vượt trội hơn Liquid Staking
Liquid Restaking được xem như một "phiên bản nâng cấp" của Liquid Staking với những ưu điểm vượt trội hơn. Hãy cùng đi sâu vào flow hoạt động và lưu động tài sản để làm rõ ý kiến này:

Sau khi stake ETH ở các nền tảng Liquid Staking như Lido, Rocket Pool, Stader,... anh em sẽ được nhận lại các Liquid Staking Token (LST) tương ứng như stETH, rETH, ETHx,...
Với các LST này, anh em có thể:
- Giao dịch
- Cung cấp thanh khoản
- Vay thế chấp, farm…
- Tham gia Restaking
Với restaking, LST sẽ được restake vào các nền tảng Liquid Restaking như Ether.fi, Renzo, Kelp DAO, Puffer Finance,.... để nhận lại các LRT tương ứng eETH, ezETH, rsETH, pufETH,...
Với các LRT này, anh em có thể:
- Giao dịch
- Cung cấp thanh khoản
- Vay thế chấp, farm…
Tại sao Liquid Restaking là phiên bản vượt trội hơn?
- Tối ưu hóa dòng vốn hơn: Với một lượng ETH duy nhất, có thể vừa staking, vừa restaking để nhận nhiều nguồn phần thưởng cùng lúc.
- Hỗ trợ bảo mật cho hệ sinh thái Web3: Các dịch vụ, giao thức, và ứng dụng blockchain mới không cần mất công xây dựng cơ chế bảo mật riêng, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
- Tính thanh khoản cao hơn qua LRT: Tài sản không bị khóa cứng một chỗ, cho phép người dùng tham gia DeFi linh hoạt hơn.
Top 7 dự án Liquid Restaking nổi bật nhất
Dưới đây là các dự án Liquid Restaking nổi bật nhất dựa trên tiêu chí về TVL, theo dữ liệu từ DefiLlama tính đến ngày 24/3/2025.
Ether.fi (ETHFI)
Ether.fi đang dẫn đầu về TVL trong lĩnh vực Liquid Restaking, dự án đã huy động thành công 32 triệu USD qua 3 vòng gọi vốn với sự tham gia của nhiều VCs hàng đầu như ConsenSys, CoinFund, OKX Ventures, Amber Group,…
- TVL: 5 tỷ USD
- Blockchain: Ethereum, Arbitrum
- M.cap: 155 triệu USD

Kelp
Điểm nổi bật của Kelp là hỗ trợ nhiều blockchain (16 chain khác nhau). Dự án đã raise 9 triệu USD thông qua một vòng bán private duy nhất, dẫn đầu bởi SCB Limited và Laser Digital.
- TVL: 1,1 tỷ USD
- Blockchain: Ethereum, Arbitrum, Hemi Network, Zircuit, Base, Berachain, Linea, OP Mainnet, Scroll, ZKsync Era, Swellchain, Mode, Blast, Manta, X Layer, Sonic

Renzo (REZ)
Tương tự Kelp, Renzo cũng là một giao thức Liquid Restaking hỗ trợ nhiều blockchain (16 chain khác nhau). Dự án huy động được 20 triệu USD thông qua 3 vòng gọi vốn với sự tham gia của những VCs hàng đầu như YZi Labs (trước đây là Binance Labs), Galaxy, ConsenSys, OKX Ventures,…
- TVL: 754 triệu USD
- Blockchain: Ethereum, Solana, Arbitrum, Zircuit, Base, Linea, OP Mainnet, Mode, Blast, Fraxtal, Sei, BNB chain
- M.cap: 38 triệu USD

mETH Protocol
mETH protocol là sản phẩm của dự án Ethereum Layer 2 (L2) Mantle Network. Điểm đặc biệt của mETH protocol là chỉ cho phép restake mETH - LST do chính nền tảng này cung cấp sau khi người dùng stake ETH.
- TVL: 479 triệu USD
- Blockchain: Ethereum

Eigenpie (EGP)
Eigenpie là subDAO (DAO con) tập trung vào mảng Liquid Restaking trên EigenLayer. Dự án được phát triển bởi Magpie - một nền tảng DeFi multi-chain. Các LRT do Eigenpie cung cấp như mstETH, mrETH, mwBETH,... được gọi chung là ILR.
- TVL: 427 triệu USD
- Blockchain: Zircuit, Ethereum
- M.cap: 3,5 triệu USD

Mellow Protocol
Mellow Protocol được xây dựng trên Symbiotic - một trong những giao thức Restaking hàng đầu. Điểm độc đáo của Mellow là tích hợp nhiều smart contract khác nhau từ các bên thứ ba, nhằm chia nhỏ rủi ro liên quan đến lỗ hổng bảo mật, slashing, LRT mất peg,…
- TVL: 262 triệu USD
- Blockchain: Ethereum

YieldNest Finance
YieldNest gây chú ý khi là giao thức Liquid Restaking đầu tiên ứng dụng DeFAI để tự động hóa các chiến lược đầu tư, nhằm tối ưu lợi nhuận và kiểm soát rủi ro, giúp người dùng tiếp cận DeFi mà không cần chuyên môn cao. YieldNest giúp cả người dùng cá nhân và tổ chức có thể tham gia staking, restaking và Yield farming một cách dễ dàng.
- TVL: 243 triệu USD
- Blockchain: Ethereum, BNB chain

Có nên đầu tư các dự án Liquid Restaking trong năm 2025?
Restaking từng là một trong những trend đáng chú ý nhất trong thị trường Crypto với sự dẫn dắt của đầu tàu EigenLayer. Mô hình này là một bước tiến lớn đối với staking truyền thống, giúp dòng vốn trong các hệ sinh thái blockchain trở nên linh hoạt hơn.
Theo dữ liệu từ Defilama, EigenLayer đã tăng trưởng đáng kể về TVL trong năm 2024. Cụ thể, vào tháng 6/2024, TVL của EigenLayer đã vượt mốc 20 tỷ USD, đưa nó trở thành giao thức DeFi lớn thứ hai sau Lido, chỉ sau 1 năm hoạt động.
Sau thành công của EigenLayer, hàng loạt giao thức restaking và liquid restaking đã ồ ạt ra mắt, có thể kể đến như Symbiotic, Karak, Ether.fi, Renzo, Puffer,... Cho đến nay đã có tổng cộng khoảng 45 giao thức.

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ hình thức đầu tư nào, các giao thức Liquid Restaking ẩn chứa những rủi ro dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việc triển khai nhiều lớp smart contract sẽ làm gia tăng nguy cơ bị hack hoặc gặp lỗi kỹ thuật.
Theo Beincrypto: “Sự phức tạp của cơ chế restaking làm tăng khả năng xảy ra lỗi và bị khai thác trong các smart contract của giao thức. Người dùng có thể mất tiền nếu smart contract bị tấn công.”

Ngoài ra, sự phụ thuộc vào các nền tảng Restaking như trường hợp của Eigenpie (với EigenLayer) và Mellow (với Symbiotic) cũng tạo ra rủi ro hệ thống, khi bất kỳ sự cố nào của nền tảng chính có thể kéo theo hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình.
Mặc dù vậy, tiềm năng của Liquid Restaking vẫn rất lớn trong năm 2025. Nhiều dự án vẫn đang tích cực phát triển hệ sinh thái với sự hậu thuẫn từ các quỹ đầu tư và cộng đồng.
Nhìn chung, Liquid Restaking vẫn là lựa chọn đầu tư tiềm năng, nhưng cũng cần hết sức thận trọng, nhất là với bối cảnh trend Restaking đã nguội đi khá nhiều trong giai đoạn thị trường điều chỉnh.
Nếu quan tâm đến mảng này, anh em nên theo dõi sát sao tâm lý thị trường và tình trạng hoạt động của các dự án. Phân tích thử xem trend Restaking có cơ hội trở lại hay không? Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến EigenLayer vì đây là dự án đầu tàu dẫn dắt cả hệ sinh thái.
Các câu hỏi thường gặp về Liquid Restaking
1. Liquid Restaking khác gì Restaking?
Các giao thức Liquid Restaking (như Ether.fi, Renzo,...) cung cấp LRT cho người dùng sau khi restake tài sản, còn các giao thức Restaking (như EigenLayer) thì không.
2. Lợi ích khi restake tài sản trên các giao thức Liquid Restaking?
Các lợi ích khi tham gia restake tài sản trên các giao thức Liquid Restaking bao gồm:
- Nhận thêm phần thưởng restaking.
- Không bị khóa tài sản như staking truyền thống, có thể dùng LRT để tham gia các hoạt động DeFi khác.
- Góp phần bảo mật mạng lưới blockchain.
3. Để tiền trên các giao thức Liquid Restaking có rủi ro không?
Bất kỳ giao thức DeFi nào cũng đều chứa đựng rủi ro tiềm ẩn. Với Liquid Restaking, các rủi ro có thể gặp phải đó là:
- Smart contract của giao thức bị tấn công hoặc có lỗ hổng bảo mật.
- Giá trị LRT có thể thấp hơn so với giá của tài sản gốc (rủi ro mất peg).
Như vậy là mình đã trình bày xong tất cả những kiến thức về Liquid Restaking. Hi vọng qua bài viết này, anh em đã hiểu rõ Liquid Restaking cùng những khía cạnh xoay quanh chủ đề này. Nếu anh em có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment xuống phía dưới để được Block24 giải đáp nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
Bình luận