Thu hút hơn 1.5 tỷ USD khối lượng giao dịch, bỏ túi 713 triệu USD doanh thu và sở hữu trên 200 triệu người dùng sau gần 5 năm hoạt động, những con số này đã nói lên tầm vóc của sàn DEX top 1 hệ BNB Chain - PancakeSwap.

 

Vậy PancakeSwap là gì và tiềm năng phát triển của dự án này trong năm 2025 như thế nào? Hãy cùng Block24 tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

PancakeSwap (CAKE) là gì?

PancakeSwap là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) multichain hoạt động theo mô hình Automated Market Maker (AMM), hiện đang là DEX top 1 trên BNB Chain.

 

Pancake cho phép người dùng swap token trực tiếp mà không cần thông qua các bên trung gian hoặc sổ lệnh. Thay vào đó, nền tảng sử dụng các nhóm thanh khoản để để tối ưu hóa trải nghiệm giao dịch, giúp trader thực hiện lệnh nhanh chóng và hiệu quả.

 

Dự án ra mắt trên BNB Chain lần đầu tiên vào tháng 9/2020, sau đó mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều mạng lưới phổ biến khác như Ethereum, Base, zkSync Era, Aptos,... nhằm mục đích thu hút thêm người dùng và gia tăng khối lượng giao dịch.

 

Sau hơn 4 năm phát triển, đội ngũ dự án đã liên tục nâng cấp sản phẩm và hiện cho ra mắt bản PancakeSwap V4, được xây dựng dựa trên kiến trúc AMM mô-đun (modular AMM) hiện đại, cho phép mở rộng linh hoạt hơn.

 

Bên cạnh đó, dự án còn chú trọng đến tối ưu chi phí gas, giúp người dùng giao dịch hiệu quả hơn. Rất nhiều tính năng hay ho sẽ được mình chia sẻ chia tiết trong các phần sau.

PancakeSwap là gì
Giao diện trang chủ của PancakeSwap

Cơ chế hoạt động của PancakeSwap

Trước tiên, để hiểu rõ cơ chế hoạt động của PancakeSwap thì chúng ta cần nắm được các tính năng mới mà dự án giới thiệu trong phiên bản v4, bao gồm:

  • Hooks: Là các hợp đồng thông minh (smart contract) mở rộng được gắn vào pool, cho phép tùy chỉnh các chức năng nâng cao như tính phí linh hoạt, tích hợp oracle riêng, thực hiện lệnh giới hạn (limit orders) và quản lý thanh khoản tự động. Hooks cũng giúp các nhà phát triển kiếm thêm nguồn thu và xây dựng các tính năng sáng tạo một cách dễ dàng hơn.
  • Multiple (Custom) Pool Types: Hỗ trợ nhiều loại pool, trong đó có:
  • CLAMM (Concentrated Liquidity): Cho phép người dùng cung cấp thanh khoản trong một khoảng giá cụ thể để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
  • LBAMM (Liquidity Book AMM): Chia thanh khoản thành các “bin” nhỏ, giúp giao dịch không bị ảnh hưởng giá và loại bỏ rủi ro mất mát tạm thời. Mô hình này cũng hỗ trợ tuỳ biến nhờ hệ thống Hooks.
  • Các pool khác: Hỗ trợ tích hợp nhiều loại pool mới hơn trong tương lai như Bonding Curve AMM, Auction-managed AMM,...
  • Singleton: Là tập hợp các pool trong một smart contract duy nhất, giúp giảm tới 99% chi phí tạo pool và tiết kiệm phí gas khi thực hiện các giao dịch phức tạp. Tính năng này làm cho hoạt động trên PanckeSwap v4 trở nên nhanh và hiệu quả hơn.
  • Flash Accounting: Là cơ chế kế toán mới giúp tổng hợp và xử lý các giao dịch theo lô thay vì từng bước đơn lẻ, nhằm tối ưu hóa chi phí  khi swap hoặc tương tác với pool, đặc biệt trong các giao dịch phức tạp.

Với bộ tính năng mới này, PancakeSwap V4 sẽ hoạt động dưới một cấu trúc phân tách hoàn toàn mới với 3 lớp (layer) tách biệt gồm: AMM LayerAccounting Layer và Customer Layer. Các thành phần này cùng nhau phối hợp để xử lý toàn bộ quy trình giao dịch và vận hành của giao thức.

Cơ chế hoạt động của PancakeSwap
Cấu trúc 3 lớp của Pancakeswap v4 (Nguồn: PancakeSwap Docs)

Accounting Layer

Accounting Layer là lớp đóng vai trò quản lý tài sản trên PancakeSwap v4, với thành phần cốt lõi là Vault. Đây là hợp đồng hoạt động như sổ cái, ghi lại tất cả các số dư token trong một contract duy nhất thay vì tách biệt như trước kia, giúp giảm đáng kể chi phí khởi tạo pool và các giao dịch nhiều bước.

 

Ngoài ra, trên Accounting Layer còn có nhiều điểm nổi bật bao gồm: 

  • Flash Accounting: Cho phép xử lý nhiều giao dịch cùng lúc, giảm thiểu chi phí gas liên quan tới việc chuyển token vào và ra khỏi các pool.
  • Chuẩn token ERC6909: Áp dụng tiêu chuẩn đa token ERC6909 cho mục đích kế toán. Tiêu chuẩn này cho phép tạo và quản lý cả token fungible (có thể thay thế) và non-fungible (không thể thay thế) trong một smart contract duy nhất
  • Hỗ trợ Native Token Gas: Cho phép các cặp giao dịch trực tiếp với native token gas, giúp giảm chi phí cho người dùng.

AMM Layer

AMM Layer là lớp trung tâm của PancakeSwap v4, chịu trách nhiệm triển khai các pool thanh khoản và cơ chế hoạt động của AMMLớp này hỗ trợ đa dạng các loại pool như CLAMM, LBAMM, cả hai đều được tích hợp với hệ thống Hooks để mở rộng chức năng.

 

Điểm nhấn của AMM Layer chính là thiết kế Singleton, nơi tất cả các pool cùng loại sẽ được quản lý chung trong một hợp đồng gọi là PoolManager, giúp tối ưu hiệu suất và tiết kiệm chi phí khi giao dịch hoặc tạo pool mới. Ngoài ra,  kiến trúc của lớp AMM cũng sẽ hỗ trợ tích hợp thêm nhiều mô hình AMM mới trong tương lai thông qua bỏ phiếu quản trị.

Custom Layer

Custom Layer là lớp tuỳ chỉnh cho phép các nhà phát triển và giao thức DeFi có thể mở rộng chức năng của PancakeSwap v4 thông qua Hooks, bao gồm:

  • Dynamic Fees (Phí động): Điều chỉnh cấu trúc phí dựa trên điều kiện thị trường.
  • Các loại lệnh nâng cao: Limit order (lệnh giới hạn), Take profit (lệnh chốt lời), TWAMM - Time Weighted Average Market Maker (chia nhỏ lệnh lớn),...
  • Oracle: Tuỳ chọn nguồn cung cấp dữ liệu cho các cặp giao dịch cụ thể.

Với cấu trúc như trên, khi một giao dịch swap được thực hiện trên bản v4, hệ thống sẽ tương tác với cả ba lớp:

  • Accounting Layer: Ghi nhận và cập nhật số dư sau mỗi giao dịch, đảm bảo các thay đổi số dư được lưu trữ chính xác trước khi xác nhận giao dịch.
  • AMM Layer: Xác định tỷ giá và thực hiện swap token dựa trên loại pool thanh khoản.
  • Custom Layer: Có thể các thiệp vào các giai đoạn khác nhau của giao dịch để tùy chỉnh, chẳng hạn như điều chỉnh phí swap, trả thưởng cho LP (Liquid Provider),…

Nhìn chung, PancakeSwap v4 mang lại sự linh hoạt, hiệu quả, và khả năng tuỳ chỉnh vượt trội hơn so với các phiên bản trước.

Các tính năng của PancakeSwap

PancakeSwap xây dựng một bộ sản phẩm vô cùng đa dạng, với rất nhiều tính năng giúp tăng trải nghiệm người dùng..

Trade

Trade là sản phẩm cốt lõi của PancakeSwap, với nhiều tính năng nhỏ trong, bao gồm:

  • Swap: Cho phép người dùng hoán đổi các token liền mạch, chỉ cần chọn cặp token và ấn swap là hoàn thành giao dịch. Đặc biệt, PancakeSwap còn hỗ trợ đa dạng nhiều loại lệnh như Limit Orders, TWAP, và trên nhiều blockchain gồm Ethereum, Aptos, Base,...
  • Perpetual Trading: Hay còn được biết đến là giao dịch future, cho phép người dùng tham gia long/ short token với đòn bẩy lớn để tối ưu nguồn lợi nhuận từ trading.
  • Buy Crypto: Là hình thức mua token trực tiếp bằng fiat thông qua các nhà cung cấp bên thứ ba.
tính năng của PancakeSwap 1
Giao diện tính năng Buy Crypto

Earn

Earn là sản phẩm tổng hợp các tính năng giúp người dùng gia tăng lợi nhuận, bao gồm:

  • Farm/ Liquidity: Cho phép người dùng cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch, đổi lại họ nhận được LP token và một phần phí giao dịch. Đặc biệt, user có thể stake LP token trong các Farming pool để kiếm thêm token CAKE.
  • Position Manager: Là công cụ giúp đơn giản hoá việc quản lý các vị thế thanh khoản. Tính năng này tự động hoá việc gộp phần thưởng LP, tái đầu tư và điều chỉnh phạm vi giá để tối ưu hoá lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro.
  • CAKE Staking: Cho phép người dùng khoá token CAKE để kiếm phần thưởng. Người dùng có thể chọn nhiều loại hình như staking linh hoạt (rút bất kỳ lúc nào), staking cố định (khoá trong một khoảng thời gian để nhận APR cao hơn) và veCAKE (khoá để nhận phần thưởng hàng tuần cùng quyền bỏ phiếu).
  • Syrup Pools: Người dùng có thể stake token CAKE để được nhận các token khác miễn phí.
tính năng của PancakeSwap 2
Giao diện Syrup Pools thuộc mục Earn

Bridge

Bridge là tính năng cho phép người dùng chuyển tài sản giữa các blockchain khác nhau một cách liền mạch. PancakeSwap Bridge đang hỗ trợ cho hơn 3700 token trên 10 mạng lưới, bao gồm: BNB Chain, Ethereum, Aptos, Polygon zkEVM, ZKsync Era, Arbitrum One, Linea, Base, Aptos, Solana, opBNB.

 

tính năng của PancakeSwap 3
Giao diện bridge trên PancakeSwap

Người dùng chỉ cần chọn chain nguồn và chain đích, sau đó nhập số lượng token muốn bridge là có thể chuyển tài sản giữa các chain một cách nhanh chóng, an toàn.

Play

Play là mảng sản phẩm kết hợp giữa DeFi và một chút yếu tố gamble (đặt cược) nhằm tăng sự tương tác và đa dạng hoá trạng nghiệm người dùng, với ba tính năng chính:

  • Springboard: Là nền tảng ra mắt token không cần lập trình (no-code), được PancakeSwap giới thiệu vào tháng 12/2024. Tính năng này cho phép bất kỳ ai, kể cả người không có kiến thức kỹ thuật, cũng dễ dàng tạo và triển khai token của riêng mình. Hiểu đơn giản hơn thì đây là phiên bản Pump.fun (hệ Solana) hoạt động trên BNB Chain. Người dùng có thể tuỳ chỉnh các thông số như tỷ lệ đốt, phân phối token, tỷ lệ thanh khoản,...
  • Prediction: Là tính năng cho phép người dùng kiếm phần thưởng bằng cách dự đoán biến động giá (tăng hoặc giảm) của các cặp tài sản như BNB/ USD, CAKE/ USD hoặc ETH/ USD trong các khung thời gian ngắn từ 5-10 phút. Nếu dự đoán đúng, user sẽ được nhận phần thưởng tương ứng từ pool giải thưởng.
  • Lottery: Là trò chơi xổ số sử dụng token CAKE, nơi người dùng mua vé gồm 6 chữ số để có cơ hội giành phần thưởng. Cơ cấu giải thưởng gồm 6 cấp với giải đặc biệt nhận tới 40% pool thưởng. Nếu người chiến thắng không nhận giải thì phần thưởng sẽ được cộng dồn vào vòng quay số tiếp theo để tăng thêm giá trị thưởng.
tính năng của PancakeSwap 4
Giao diện Lottery

Info

Info là giao diện cung cấp các dữ liệu và phân tích về hoạt động của PancakeSwap. Người dùng có thể truy cập, nghiên cứu và theo dõi thông tin chi tiết về tổng giá trị được khoá trên nền tảng (TVL), khối lượng giao dịch (Volume), thanh khoản, giá token,…

tính năng của PancakeSwap 5
Giao diện Info

IFO

IFO (Initial Farm Offering) là hình thức giúp người dùng tham gia mua token của các dự án mới ra mắt trên nền tảng. Để giam gia IFO người dùng cần:

  • Tạo tài khoản trên PancakeSwap.
  • Stake CAKE để nhận veCAKE -> tạo ra iCAKE (dùng để xác định hạn mức tham gia).
  • Chuẩn bị sẵn CAKE trong ví để cam kết (commit) mua token.

IFO trên PancakeSwap sẽ bao gồm 3 hình thức bán:

  • Basic Sale: giới hạn số lượng CAKE được commit, không yêu cầu điều kiện tham gia.
  • Public Sale: không giới hạn số lượng CAKE được commit nhưng yêu cầu phải có iCAKE tương ứng.
  • Private Sale: yêu cầu đáp ứng một số điều kiện đặc biệt để tham gia.

IFO không chỉ mang lại lợi ích cho các dự án mới cần huy động vốn, mà còn đóng góp vào cơ chế giảm phát của nền tảng nhờ đốt CAKE thu được từ phí giao dịch.

Voting

Voting là cơ chế quản trị phi tập trung (DAO) cho phép CAKE holder tham gia quản trị dự án. Mỗi người dùng có thể đề xuất về các thay đổi như điều chỉnh phí, nâng cấp tính năng, đến lựa chọn dự án IFO sắp tới.

 

Trọng lượng phiếu bầu sẽ tỷ lệ thuận với lượng CAKE mà người dùng đang hold, đảm bảo người tham gia có đóng góp lớn thì càng có tiếng nói.

 

Voting giúp cho PancakeSwap nâng cao tính minh bạch, phi tập trung và phản ánh đúng nhu cầu của cộng đồng trong quá trình phát triển sản phẩm.

Ưu điểm và nhược điểm của PancakeSwap

Ưu điểm

  • Tối ưu chi phí và hiệu suất giao dịch: PancakeSwap v4 giới thiệu nhiều cải tiến như Singleton, Flash Accounting,... giúp giảm đáng kể phí gas và các giao dịch được xử lý nhanh, gọn, hiệu quả hơn so với các phiên bản cũ.
  • Tính tùy biến cao: Hooks smart contract cho phép tùy chỉnh nhiều tính năng trong pool, qua đó khai thác khả năng sáng tạo của các nhà phát triển.
  • Đa dạng các loại pool thanh khoản và chiến lược: Hỗ trợ đa dạng các loại pool, giúp người dùng cá nhân hoá chiến lược cung cấp thanh khoản để phù hợp hơn với khẩu vị rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của họ.
  • Tăng cường trải nghiệm người dùng: Việc tích hợp các loại lệnh giao dịch nâng cao như limit order, take profit,... giúp người dùng kiểm soát tốt hơn các lệnh của mình. Hệ thống cũng hỗ trợ native gas token hay chuẩn token ERC6909 giúp đơn giản hoá việc quản lý token của người dùng.
  • Được Binance hậu thuẫn: Với sự hỗ trợ từ Binance, dự án sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ hệ sinh thái BNB Chain, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên và uy tín của Binance để xây dựng lòng tin với người dùng và nhà đầu tư.
tính năng của PancakeSwap v4
Các tính năng mới của PancakeSwap v4 (Nguồn: PancakeSwap Docs)

Nhược điểm

  • Độ phức tạp cao, khó tiếp cận với người dùng mới: Với nhiều tính năng mới được giới thiệu, người dùng mới có thể gặp khó khăn trong việc hiểu được cơ chế hoạt động và cách sử dụng. Nếu  tận dụng tối đa tiềm năng của phiên bản PancakeSwap v4, user sẽ phải đầu tư thời gian để học hỏi nhiều hơn.
  • Rủi ro bảo mật: Do Hooks là smart contract có thể được triển khai từ các nhà phát triển khác (ngoài PancakeSwap), nên nếu không được audit kỹ có thể gây rủi ro bảo mật, ảnh hưởng đến tài sản và tính ổn định của pool.
  • Rủi ro chung của DeFi: Dù PancakeSwap đã hoạt động ổn định trong một thời gian dài nhưng như bao nền tảng DeFi khác, nó vẫn tiềm tàng những rủi ro như lỗi smart contract, biến động mạnh về giá tài sản,...

So sánh Pancakeswap với các DEX tương tự

Để hiểu rõ hơn về vị thế thị trường của PancakeSwap, điều cần thiết là so sánh các chỉ số hoạt động của sàn DEX này so với các đối thủ khác trong quý I/2025.

Pancakeswap vs DEX tương tự
Bảng so sánh PancakeSwap với các DEX

Dựa vào bảng so sánh trên có thể thấy, PancakeSwap hiện chỉ chịu đứng sau Uniswap trong mảng thị trường DEX. Ngoài ra, các chỉ số còn lại của dự án đều đang phát triển rất tích cực mặc cho thị trường crypto cực kỳ ảm đạm trong giai đoạn quý I/2025.

CAKE Tokenomics

Sau một giai đoạn phát triển, dự án đã có những thay đổi lớn không chỉ trong cơ cấu sản phẩm mà còn là về tokenomics.

 

Kể từ tháng 12/2023, PancakeSwap chính thức chuyển sang mô hình tokenomics giảm phát được gọi là “Ultrasound CAKE”, thông qua đề xuất CAKE Tokenomics v2.5.

Token Key Metrics

  • Token Name: PancakeSwap
  • Ticker: CAKE
  • Blockchain: BNB Chain
  • Contract: 0x0e09fabb73bd3ade0a17ecc321fd13a19e81ce82
  • Loại token: BEP20
  • Token supply: 371,860,330 CAKE
  • Circulating supply: 93,248,793.36 CAKE
  • Giá token (28/03/2025): 2.34 USD
  • Market cap (28/03/2025): 691,091,131 USD
  • TGE: …

Token Use Cases

CAKE có 2 token chính bao gồm CAKE và veCAKE. Trong đó, CAKE được thiết kế với các use case chính như sau:

  • Quản trị: Holder CAKE hoặc veCAKE có quyền tham gia biểu quyết các đề xuất quan trọng của giao thức như thay đổi tokenomics hoặc tính năng mới.
  • Staking & veCAKE: Người dùng có thể stake CAKE để nhận veCAKE và phần thưởng từ Syrup Pools. Từ đó, hưởng lợi từ việc chia sẻ doanh thu giao dịch, tăng quyền biểu quyết,...
  • Yield Farming: CAKE có thể dùng để cung cấp thanh khoản, nhận LP token và stake LP để farm thêm CAKE.
  • Tham gia IFO: Stake CAKE sẽ được tham gia vào các suất mua sớm từ các dự án mới.

Về veCAKE, người dùng nắm giữ sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Được chia sẻ phần thưởng doanh thu dựa trên số lượng và thời gian khóa CAKE.
  • Tham gia quản trị dự án.
  • Tham gia vào IFO.
  • Boost farm pool cùng nhiều ưu đãi riêng khác.

Token Allocation

Tokenomics mới của PancakeSwap có nhiều thay đổi lớn về cách phân bổ và phân phối token CAKE:

  • Tổng cung: 450 triệu CAKE
  • Tỷ lệ phát thải token: 39.25 CAKE/block.
  • Tỷ lệ đốt token: 38,64 CAKE/block…

Đặc biệt, để giảm thiểu đáng kể lượng CAKE ngoài thị trường, dự án đã triển khai cơ chế đốt token trong một số hạng mục bao gồm:

  • Phí giao dịch: 20% từ Perpetual Trading, 0.004%~0.2% từ StableSwap,...
  • 100% phí CAKE thu được từ việc tạo profile, mint NFT trên IFO.
  • 100% từ Farm Auctions.
  • 20% từ doanh thu Lottery.
  • 3% cho mỗi vòng đặc cược trên Prediction markets.
  • 80% doanh thu tên miền (.cake).

Mua và lưu trữ token CAKE ở đâu?

  • Hiện người dùng có thể giao dịch token CAKE trên rất nhiều sàn giao dịch tập trung có thanh khoản tốt nhất như Binance, OKX, Coinbase, HTX,...
  • Để lưu trữ token CAKE người dùng có thể sử dụng ví phổ biến như Metamask, Coin98, WalletConnect,...

Các thông tin khác của dự án

Đội ngũ phát triển

Dự án được phát triển bởi một đội ngũ ẩn danh. 

Nhà đầu tư và đối tác

PancakeSwap nhận được khoản đầu tư duy nhất từ YZi Labs (Binance Labs trước đây) với số tiền không được tiết lộ. Ngoài ra, dự án không tổ chức kêu gọi thêm bất kỳ vòng raise fund nào.

Roadmap

Trong năm 2025, dù dự án chưa công bố lộ trình chi tiết chính thức, nhưng các động thái triển khai tính năng mới và đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược cho thấy nền tảng vẫn đang phát triển tích cực và liên tục.

 

Bên cạnh đó, là sàn DEX hàng đầu trên BNB Chain, PancakeSwap được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ những cải tiến hạ tầng quan trọng của blockchain này trong năm 2025.

Những đổi mới của PancakeSwap trong 2025

Trong năm 2025, PancakeSwap đã thực hiện hàng loạt đổi mới quan trọng nhằm củng cố vị thế là một trong các sàn DEX hàng đầu:

  • Trải nghiệm giao dịch: Nâng cấp tính năng đặt lệnh Limit & TWAP với giao diện thân thiện, quản lý lệnh tốt hơn và hỗ trợ đa chuỗi (BNB Chain, Base, Arbitrum).
  • Yield Farming và Staking: Triển khai Farm Booster trên Base, cho phép holder veCAKE tăng phần thưởng farm tùy theo số dư veCAKE, qua đó khuyến khích hold CAKE dài hạn.
  • PancakeSwap Bridge: Ra mắt tính năng cầu nối cross-chain mới giúp chuyển tài sản nhanh, an toàn để thu hút thêm nhiều thanh khoản từ các blockchain khác đổ về.
  • Hợp tác với Binance Wallet: PancakeSwap là nền tảng tổ chức các đợt ra mắt token mới thuộc Binance Wallet như MyShell (SHELL), Creator.bid (BID), Particle Network (PARTI),…
ROI của IDO trên PancakeSwap
ROI token launchpad của Binance Wallet trên PancakeSwap

Đánh giá tiềm năng

Yếu tố

 

Phân tích

Nhận định cá nhân

 

Đội ngũ & hậu thuẫn

 

- Đội ngũ ẩn danh

- Theo một số thông tin, đứng sau hậu thuẫn cho PancakeSwap chính là Binance.

Nếu tin đồn này là sự thật thì đây là một lợi thế rất lớn của PancakeSwap.

Công nghệ & sản phẩm nổi bật

 

- Hooks: Cho phép tùy chỉnh các chức năng của pool thanh khoản.

- Multiple (Custom) Pool Types: Hỗ trợ đa dạng nhiều loại pool phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhiều người dùng.

- Singleton: Gom tất cả pool vào một contract, giúp giảm 99% chi phí tạo pool và tăng hiệu suất hoạt động.

- Flash Accounting: Cơ chế kế toán theo lô giúp tối ưu gas khi thực hiện giao dịch hoặc tương tác với các pool phức tạp.

Với thị trường có độ cạnh tranh cao như DEX, việc liên tục sáng tạo và nâng cấp các tính năng/ sản phẩm mới là điều cần thiết. PancakeSwap đang làm rất tốt điều này.

Thị trường cạnh tranh

 

- Top 1 trading volume trên BNB Chain

- Top 2 sàn DEX có TVL cao nhất thị trường crypto

- PancakeSwap vẫn đang giữ vững phong độ của mình khi luôn nằm trong top sàn DEX có khối lượng giao dịch cao nhất. Thậm chí, có khi vượt cả Uniswap về khối lượng giao dịch 24h.

- Tuy nhiên vẫn phải cảnh giác bởi DEX là mảng cạnh tranh cao.

Tiềm năng

 

- Tokenomics giảm phát, tạo động lực tăng giá CAKE bền vững hơn.

- Liên tục nâng cấp sản phẩm, bộ tính năng: bỏ đi những sản phẩm không đạt hiệu quả (Options, Affiliate Program), bổ sung các tính năng có thể mang lại thêm doanh thu (Bridge, SpringBoard),...

- Liên tục mở rộng thị trường để thu hút thêm nhiều người dùng, tạo nên nhiều phí

Với tokenomics mới, PancakeSwap sẽ tạo được cơ sở niềm tin cho nhiều người dùng mua vào và nắm giữ. Bên cạnh đó, việc dự án hoạt động tích cực  cho thấy PancakeSwap có tiềm năng đi xa hơn trong tương lai.

Thách thức & cơ hội 2025

 

Thách thức: Cạnh tranh từ Uniswap, Aerodrome,...

- Cơ hội: Tiềm năng độc chiếm toàn bộ miếng bánh thị phần DEX trên BNB Chain.

PancakeSwap phải tranh giành thị phần với những đối thủ mạnh. Tuy nhiên, dự án có cơ hội bức phá nếu tận dụng tốt những lợi thế đang có, nhất là sự hậu thuẫn từ Binance.
Tokenomics & Lịch vestingViệc nguồn cung được giới hạn ở mức 450 triệu CAKE, kết hợp với cơ chế đốt giúp tăng trưởng bền vững hơn so với trước đây.Tokenomics mới của CAKE hiện tại cho thấy nhiều điểm tối ưu hơn so với mô hình cũ, vốn bị chỉ trích do gây ra tình trạng lạm phát cao, thiếu kiểm soát và không bền vững.

Có nên đầu tư CAKE trong năm 2025?

Với màn comeback của hệ sinh thái BNB Chain dạo gần đây đã giúp CAKE trở thành những gương mặt sáng giá nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Về cơ bản, CAKE chắc chắn là một trong những dự án đáng đầu tư nhất hệ BNB khi đang chiếm lĩnh toàn bộ mảng DEX với volume giao dịch hơn 70 tỷ USD chỉ trong 3 tháng vừa qua (nguồn Tokenterminal).

 

Đặc biệt, nhờ vào tokenomics mới của dự án cũng thể hiện được tính cam kết tồn tại lâu hơn trong thị trường. Nguồn cung của PancakeSwap đã giảm hơn 8.5 triệu CAKE chỉ trong năm 2025 (theo Dune). Nếu duy trì được độ giảm phát này, giá trị của CAKE về lý thuyết sẽ có khả năng tăng trong tương lai. 

 

Tuy nhiên, cần lưu ý rõ, vị thế và thời điểm là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong đầu tư nên cần suy xét kỹ trước khi đưa ra quyết định xuống tiền.

FAQ

PancakeSwap hỗ trợ những blockchain nào?

Tính tới tháng 03/2025, PancakeSwap đã hỗ trợ cho 10 blockchain mainnet bao gồm BNB Chain, Ethereum, ZKsync Era, Polygon zkEVM, Linea, Base, Aptos, Solana, Arbitrum One và 1 blockchain testnet Monad.

Phí giao dịch trên PancakeSwap là bao nhiêu?

Phí giao dịch của PancakeSwap dao động từ khoảng 0.1 USD đến 0.5 USD mỗi giao dịch, tuỳ thuộc vào tình trạng mạng BNB Chain và giá BNB thời điểm đó.

PancakeSwap có an toàn không?

PancakeSwap là sàn DEX lớn, đã được nhiều đơn vị audit lớn như CertiK kiểm duyệt. Dự án cũng tích hợp tính năng bảo vệ MEV Guard để bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công MEV (Miner Extractable Value) - một trong những rủi ro phổ biến trong DeFi.

 

Tuy nhiên, dù có độ tin cậy cao, DeFi luôn tồn tại các rủi ro về hợp đồng thông minh hay hệ thống từ BNB Chain gặp vấn đề. Vì vậy, người dùng nên tự quản lý ví cá nhân, cẩn trọng khi tham gia vào các hoạt động giao dịch.

Mua token CAKE ở đâu?

Nhà đầu tư có thể mua CAKE trên các sàn giao dịch tập trung có thanh khoản lớn như Binance, ByBit, Bitget hoặc trực tiếp trên PancakeSwap.

Lưu trữ token CAKE như thế nào? 

Nhà đầu tư có thể trữ token CAKE trực tiếp tại các ví sàn hoặc ví có tích hợp EVM như Metamask, Coin98,...