Với tổng vốn hóa thị trường gần 1.5 tỷ USD, Story Protocol đang trở thành một trong những dự án tiên phong trong việc số hóa và quản lý tài sản trí tuệ (IP) trên blockchain. Được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư hàng đầu như a16z, Polychain Capital, dự án mở ra cơ hội mới cho các nhà sáng tạo trong kỷ nguyên Web3.

 

Vậy Story Protocol là gì? Điều gì khiến dự án này trở nên đặc biệt và liệu có nên đầu tư vào IP trong năm 2025? Hãy cùng Block24 tìm hiểu trong bài viết sau!

Story Protocol là gì?

Story Protocol là nền tảng blockchain Layer 1 (L1) tập trung vào việc quản lý và số hóa tài sản trí tuệ (Intellectual Property - IP). Dự án cho phép các nhà sáng tạo đăng ký, cấp phép và kiếm tiền từ IP thông qua các cơ chế tự động và minh bạch trên blockchain.

 

Được xây dựng dựa trên Cosmos SDK với khả năng tương thích EVM, Story Protocol mở ra cơ hội biến các sản phẩm trí tuệ như âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, tiểu thuyết hay bằng sáng chế thành tài sản số có thể giao dịch và lập trình linh hoạt.

 

Với sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư lớn như a16z, Polychain Capital và Samsung Next, Story Protocol hướng đến việc xây dựng một thị trường IP mở, nơi các quyền sở hữu trí tuệ không chỉ được bảo vệ mà còn có thể tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho các nhà sáng tạo.

Story Protocol là gì
Story Protocol cho phép các nhà sáng tạo đăng ký, cấp phép và kiếm tiền từ IP

Story Protocol giải quyết vấn đề gì?

Trong bối cảnh số hóa phát triển mạnh mẽ, việc quản lý và khai thác tài sản trí tuệ (IP) đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo thống kê từ World Intellectual Property Organization (WIPO), mỗi năm có hơn 30% các vụ tranh chấp thương hiệu và bản quyền phát sinh do thiếu cơ chế xác minh minh bạch và quy trình cấp phép phức tạp. Điều này khiến các nhà sáng tạo gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi và tối ưu hóa giá trị từ tài sản trí tuệ của mình.

 

Một trong những vấn đề nan giải nhất là quyền sở hữu khó xác minh và dễ bị xâm phạm. Hiện nay, phần lớn quy trình đăng ký bản quyền vẫn diễn ra off-chain, phụ thuộc vào các tổ chức tập trung và dễ bị thao túng. Nhà sáng tạo gặp nhiều trở ngại khi chứng minh nguồn gốc IP và đối mặt với tình trạng sao chép trái phép, vi phạm bản quyền mà không có cơ chế bảo vệ hiệu quả.

 

Bên cạnh đó, phân phối doanh thu từ IP không công bằng cũng là thách thức lớn. Trong mô hình truyền thống, phần lớn lợi nhuận từ các sản phẩm phái sinh không quay lại tay người sáng tạo. Các bên trung gian chiếm phần lớn doanh thu, khiến nhà sáng tạo chỉ nhận được một tỷ lệ nhỏ, thậm chí mất quyền kiểm soát tài sản của chính mình.

 

Quy trình cấp phép IP thủ công, tốn kém cũng gây cản trở sự phát triển của thị trường tài sản trí tuệ. Việc thương lượng, ký kết hợp đồng và xử lý thanh toán diễn ra phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. Điều này đặc biệt bất lợi cho các nhà sáng tạo nhỏ lẻ, những người không đủ nguồn lực để tham gia vào các thủ tục pháp lý rườm rà.

 

Trước những hạn chế đó, Story Protocol ra đời như một giải pháp đột phá, ứng dụng công nghệ blockchain để giải quyết triệt để các vấn đề trong quản lý và khai thác tài sản trí tuệ:

  • Bảo vệ quyền sở hữu minh bạch và tự động hóa: Story Protocol ghi nhận quyền sở hữu IP trực tiếp trên blockchain, giúp xác thực nguồn gốc một cách công khai, không thể sửa đổi. Điều này giảm thiểu rủi ro tranh chấp và vi phạm bản quyền, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ nhà sáng tạo trước các hành vi sao chép trái phép.
  • Đơn giản hóa quy trình cấp phép IP: Thông qua smart contract, Story Protocol tự động hóa quy trình cấp phép và thanh toán, giúp các bên liên quan dễ dàng thực hiện giao dịch mà không cần trung gian. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mở rộng cơ hội thương mại hóa tài sản trí tuệ.
  • Tối ưu hóa doanh thu cho nhà sáng tạo: Nhà sáng tạo có thể biến IP thành tài sản số hóa, tận dụng các mô hình kiếm tiền như phí bản quyền tự động, chia sẻ doanh thu từ sản phẩm phái sinh hoặc cho thuê IP trên các nền tảng mở. Điều này tạo ra dòng tiền thụ động và tăng cường quyền kiểm soát tài sản.
  • Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, công bằng: Với hệ thống theo dõi minh bạch, mọi giao dịch đều được ghi lại trên blockchain, giúp xác minh quyền sở hữu và xử lý các tranh chấp một cách chính xác. Điều này khắc phục tình trạng kéo dài và chi phí cao trong các vụ kiện tụng truyền thống.

Story Protocol không chỉ đơn thuần là giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mà còn mở ra kỷ nguyên mới cho nhà sáng tạo trong không gian Web3. Nhờ khả năng lập trình và thương mại hóa linh hoạt, mọi tài sản trí tuệ đều có thể trở thành một phần của nền kinh tế số, gia tăng giá trị và quyền lợi cho người sở hữu.

Story Protocol giải quyết vấn đề gì
Các giải pháp của Story Protocol

Các thành phần chính của Story Protocol

Nền tảng Story Protocol bao gồm 3 thành phần chính: The World’s IP BlockchainApplication EcosystemProof of Creativity  Programmable IP License.

 

Nhìn chung, Story Protocol được xây dựng với một hệ thống đa lớp, kết hợp giữa blockchain và các smart contract linh hoạt. Mỗi thành phần đều có vai trò cụ thể trong việc bảo vệ, quản lý và thương mại hóa IP một cách minh bạch và tự động.

Story Protocol gồm các thành phần nào
Các thành phần chính của Story Protocol (Nguồn: docs.story.foundation)

Story Network – “The World’s IP Blockchain”

Story Network là blockchain L1 được phát triển dựa trên Cosmos SDK, giúp đảm bảo tốc độ xử lý nhanh và chi phí thấp nhờ cơ chế đồng thuận ComeBFT. Điểm nổi bật của Story Network:

  • Tương thích EVM: Hỗ trợ các nhà phát triển triển khai smart contract dễ dàng.
  • Xử lý dữ liệu IP phức tạp: Tối ưu hóa quá trình ghi nhận và theo dõi tài sản trí tuệ on-chain.
  • Nền tảng mở cho nhà phát triển: Cung cấp hạ tầng vững chắc cho các dự án liên quan đến IP, từ DeFi đến AI.

Story Network chính là “xương sống” của Story Protocol, nơi tất cả tài sản trí tuệ được ghi nhận và bảo vệ vĩnh viễn.

Story Network
Story Network - “xương sống” của Story Protocol

Proof-of-Creativity – Biến ý tưởng thành tài sản số

Đây là một hệ thống smart contract cho phép người dùng tạo và quản lý IP Asset (IPA) trên blockchain Story Network. Mỗi IPA bao gồm hai thành phần chính:

  • IP NFT (ERC-721): Đại diện cho quyền sở hữu IP trên chuỗi, có thể là một NFT hiện có (ví dụ: Azuki NFT) hoặc một NFT mới đại diện cho tài sản ngoài đời thực.
  • IP Account (ERC-6551): Một loại smart contract wallet liên kết với IP NFT, giúp tương tác với IP một cách linh hoạt.

Ba module chính của Proof-of-Creativity:

  • Licensing Module: Cấp phép sử dụng IP minh bạch và tự động. Ví dụ, nghệ sĩ có thể cấp phép cho người khác remix hoặc sử dụng tác phẩm của họ với mức phí cụ thể.
  • Royalty Module: Quản lý và chia sẻ phí bản quyền cho nhà sáng tạo. Nếu một tác phẩm phái sinh (derivative work) được tạo ra từ IP gốc, chủ sở hữu sẽ nhận được một phần doanh thu từ việc sử dụng tác phẩm đó.
  • Dispute Module: Giải quyết các tranh chấp về bản quyền và quyền sở hữu IP, giúp bảo vệ IP khỏi các hành vi vi phạm hoặc đạo nhái.

Tóm lại, hệ thống này cho phép các nhà sáng tạo dễ dàng đưa ý tưởng lên blockchain và biến chúng thành tài sản số có thể giao dịch.

Programmable IP License – Cá nhân hóa quyền sử dụng IP

Programmable IP License (PIL) là một hợp đồng pháp lý off-chain cho phép chủ sở hữu IP đặt ra các quy định sử dụng tài sản trí tuệ. Ưu điểm của PIL bao gồm:

  • Tính linh hoạt cao: Người sở hữu có thể tùy chỉnh điều khoản và mức phí cấp phép.
  • Minh bạch và tự động: Quy trình cấp phép diễn ra tự động, dữ liệu lưu trữ on-chain công khai.
  • Ứng dụng thực tế: Cho phép người khác trả phí để sử dụng IP hợp pháp trong các dự án sáng tạo và thương mại.

PIL giúp các nhà sáng tạo kiểm soát và thương mại hóa tài sản trí tuệ một cách đơn giản và hiệu quả.

 

Ví dụ, một nghệ sĩ có thể thiết lập điều khoản rằng bất kỳ ai muốn sử dụng tác phẩm của họ để tạo sản phẩm thương mại đều phải trả phí bản quyền. Nếu một tác phẩm phái sinh được tạo ra và sinh lời, hệ thống sẽ tự động ghi nhận và phân phối phần lợi nhuận đó đến chủ sở hữu IP ban đầu.

Story Protocol hoạt động như thế nào?

1. Đăng ký và xác minh quyền sở hữu IP

Bước đầu tiên của Story Protocol là cho phép nhà sáng tạo đăng ký tài sản trí tuệ lên blockchain dưới dạng NFT (ERC-721). Việc này tạo ra một bằng chứng sở hữu không thể thay đổi, giúp mọi người dễ dàng kiểm tra và xác minh nguồn gốc IP một cách công khai.

 

Quy trình này đảm bảo mỗi tác phẩm đều có một bản ghi kỹ thuật số duy nhất, giúp bảo vệ quyền lợi của nhà sáng tạo trước các tranh chấp hoặc hành vi sao chép trái phép.

đăng ký và xác minh quyền sở hữu IP
Quy trình đăng ký và xác minh quyền sở hữu IP

2. Hỗ trợ sáng tạo phái sinh và hợp tác

Story Protocol thúc đẩy tính "composability" – cho phép người khác mở rộng, chỉnh sửa hoặc sáng tạo phái sinh từ IP gốc. Nhà sáng tạo có thể thiết lập các điều kiện sử dụng và tự động hóa việc cấp phép thông qua smart contract.

3. Tự động hóa quy trình cấp phép và chia sẻ lợi nhuận

Thông qua Programmable IP License (PIL), Story Protocol cho phép nhà sáng tạo tùy chỉnh điều khoản cấp phép và tự động hóa việc thu phí bản quyền.

Khi một bên thứ ba muốn sử dụng IP, các điều khoản sẽ được thực thi tự động bởi smart contract. Điều này giúp:

  • Giảm thiểu chi phí và thời gian xử lý so với quy trình cấp phép truyền thống.
  • Đảm bảo quyền lợi công bằng cho nhà sáng tạo khi tác phẩm được sử dụng hoặc thương mại hóa.
Story protocol tự động hóa quy trình
Tự động hóa quy trình cấp phép và chia sẻ lợi nhuận

Ví dụ thực tế về cách Story Protocol hoạt động

Ví dụ 1: Một nghệ sĩ đăng tải bài hát của họ lên Story Protocol. Khi người khác remix bài hát, hệ thống sẽ tự động theo dõi và ghi nhận nghệ sĩ gốc là người sáng tạo ban đầu. Nếu bài hát remix trở nên phổ biến và kiếm tiền, nghệ sĩ gốc sẽ nhận được một phần lợi nhuận thông qua Royalty Module.

 

Ví dụ 2: Một nhà khoa học chia sẻ bộ dữ liệu hình ảnh cho các mô hình AI. Khi công ty sử dụng dữ liệu này để đào tạo AI và tạo ra ứng dụng thương mại, Story Protocol đảm bảo nhà khoa học nhận được phần chia sẻ lợi nhuận công bằng thông qua hệ thống bản quyền.

Hệ sinh thái Story Protocol

Theo dữ liệu được cung cấp từ Story, hệ sinh thái của dự án đang phát triển mạnh mẽ với hơn 140 dự án thuộc các lĩnh vực:

  • Infrastructure
  • AI
  • DeFi/IPFi
  • Consumer
  • Security
Story protocol ecosystem
Hệ sinh thái của Story (Nguồn: Story Protocol)

Một số dự án tiêu biểu trong hệ sinh thái Story Protocol:

  • Magma: Nền tảng nghệ thuật kỹ thuật số với hơn 3 triệu người dùng.
  • Mahojin: Công cụ tạo hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo.
  • Verio: Dự án restaking dựa trên token IP.

Đặc điểm nổi bật của Story Protocol

Blockchain hóa sở hữu trí tuệ & đảm bảo quyền tác giả

Story Protocol sử dụng công nghệ blockchain để ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách minh bạch và bất biến. Mọi tài sản IP được đăng ký trên nền tảng sẽ trở thành IP Asset (IPA) – một dạng tài sản số hóa bao gồm:

  • NFT đại diện cho IP: Có thể là NFT sẵn có (ví dụ: NFT nghệ thuật, bài hát) hoặc NFT mới được tạo để đại diện cho tài sản ngoài đời thực.
  • Tài khoản IP (IP Account): Ví dụ như ví smart contract theo tiêu chuẩn ERC-6551 giúp quản lý quyền sử dụng và khai thác IP.

Cách tiếp cận này cho phép các nhà sáng tạo dễ dàng chứng minh quyền sở hữu, đồng thời cung cấp bằng chứng rõ ràng khi xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền.

Hệ thống cấp phép linh hoạt với hợp đồng thông minh

Story Protocol tích hợp hệ thống cấp phép tự động thông qua các module smart contract. Chủ sở hữu IP có thể thiết lập các điều khoản sử dụng linh hoạt như:

  • Cho phép hoặc hạn chế việc tạo tác phẩm phái sinh (derivatives).
  • Thiết lập mức phí bản quyền (royalty) từ các sản phẩm phái sinh.
  • Khởi kiện hoặc giải quyết tranh chấp thông qua Dispute Module.

Thông qua PIL – một cơ chế kết nối giữa blockchain và hệ thống pháp lý truyền thống, Story Protocol giúp đảm bảo rằng các điều khoản cấp phép trên chuỗi được thực thi một cách hợp pháp trong thế giới thực.

Thương mại hóa nội dung sáng tạo trên nền tảng Web3

Story Protocol mở ra cơ hội kiếm tiền từ IP thông qua các công cụ tự động hóa:

  • Mint License Tokens: Tạo các giấy phép sử dụng IP dưới dạng NFT để người khác có thể mua hoặc sử dụng.
  • Chia sẻ doanh thu (Revenue Sharing): Chủ sở hữu IP nhận phần trăm lợi nhuận từ các sản phẩm phái sinh dựa trên điều khoản đã thiết lập.
  • Mở rộng IP thành hệ sinh thái: Từ một tài sản gốc, nhà sáng tạo có thể xây dựng các thương hiệu lớn giống như Marvel hay Game of Thrones trên nền tảng phi tập trung.

Hỗ trợ ứng dụng rộng rãi trong NFT, AI-generated content, game, metaverse

Story Protocol được thiết kế để áp dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực sáng tạo số:

  • NFT: Hỗ trợ quản lý và mở rộng quyền sở hữu NFT thông qua cơ chế cấp phép minh bạch.
  • AI-generated content: Cho phép theo dõi nguồn gốc dữ liệu đào tạo AI và đảm bảo quyền lợi cho người đóng góp.
  • Game & Metaverse: Tạo điều kiện cho các nhà phát triển game và thế giới ảo hợp tác, chia sẻ tài sản kỹ thuật số một cách công bằng và hợp pháp.

Thông qua Story Protocol, các nhà sáng tạo có thể bảo vệ tài sản trí tuệ, mở rộng quy mô thương hiệu và kiếm tiền từ nội dung số trong một môi trường minh bạch và phi tập trung.

Điểm nổi bật của Story Protocol

So sánh Story Protocol với các dự án khác

Story Protocol nổi bật trong lĩnh vực token hóa sở hữu trí tuệ nhờ khả năng tự động hóa quy trình quản lý, cấp phép và thương mại hóa tài sản sáng tạo trên blockchain. Dưới đây là bảng so sánh giữa Story Protocol và các dự án IP khác như Lit Protocol và L3E7 (Leets):

Story Protocol vs đối thủ
So sánh Story Protocol với các dự án IP khác

Nhìn chung, Story Protocol sở hữu một số lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, bao gồm: 

  • Cơ chế quản lý IP toàn diện: Story Protocol không chỉ token hóa IP mà còn cung cấp công cụ cấp phép linh hoạt và giải quyết tranh chấp một cách tự động.
  • Kết nối với pháp lý truyền thống: Thông qua PIL, Story Protocol tạo cầu nối giữa blockchain và hệ thống pháp lý thực tế – một lợi thế chưa có ở các dự án khác.
  • Hỗ trợ đa ngành sáng tạo: Ngoài NFT, nền tảng này còn mở rộng ứng dụng cho AI-generated content, game và metaverse, tạo ra nhiều cơ hội thương mại hóa hơn.

Nhờ những ưu điểm vượt trội này, Story Protocol đang định hình lại cách quản lý và khai thác sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên Web3.

IP Tokenomics

Token Key Metrics

  • Token name: Story
  • Ticker: IP
  • Blockchain: Story 
  • Token type: Utility, Governance
  • Total supply: 1,000,613,271 IP
  • Max supply: ∞ IP
  • Circulating supply: 257,565,354 IP

Token Use Cases

Các use case của token IP:

  • Bảo mật và vận hành mạng lưới: Người tham gia có thể stake IP để trở thành validator, giúp duy trì tính bảo mật và xác thực giao dịch trên blockchain Story Protocol. Validator nhận được phần thưởng bằng IP khi đóng góp vào việc bảo vệ và vận hành mạng lưới.
  • Thanh toán phí giao dịch (Gas Fee): IP được sử dụng để trả phí giao dịch cho mọi hoạt động trên Story Protocol, bao gồm:
    • Đăng ký và quản lý IP Assets.
    • Mint License Tokens thông qua Licensing Module.
    • Giải quyết tranh chấp bằng Dispute Module.
  • Quản trị phi tập trung (DAO Governance): Chủ sở hữu IP có quyền đề xuất và bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng về nâng cấp giao thức, điều chỉnh phí giao dịch, hoặc thay đổi chính sách cấp phép IP.
  • Khuyến khích sáng tạo và thương mại hóa IP: Chủ sở hữu IP có thể nhận phí bản quyền từ các tác phẩm phái sinh, thúc đẩy việc sáng tạo và mở rộng nội dung. IP đóng vai trò trung gian trong việc mua, bán, cấp phép tài sản IP giữa các nhà sáng tạo và đối tác thương mại.

Token Allocation

Token IP được phân bổ theo tỷ lệ sau:

  • Ecosystem & Community: 38.4%
  • Early Backer: 21.6%
  • Core Contributor: 20%
  • Foundation: 10%
  • Initial Incentive: 10%
IP token Allocation
Tỷ lệ phân bổ token IP

Token Release Schedule

Lịch trả token IP như sau:

  • Early Backers:
    • Thời gian khóa: 12 tháng đầu tiên.
    • Lộ trình mở khóa: Linear vesting trong vòng 36 tháng tiếp theo.
  • Core Contributors:
    • Thời gian khóa: 12 tháng đầu tiên.
    • Lộ trình mở khóa: Linear vesting trong vòng 36 tháng tiếp theo.
  • Initial Incentives:
    • Mở khóa 100% tại TGE.
    • Dùng để khuyến khích người dùng tham gia và phát triển cộng đồng.
  • Ecosystem & Community:
    • Mở khóa 15% tổng cung tại TGE.
    • 85% còn lại sẽ mở khóa dần theo linear vesting trong 48 tháng.
IP Token Release Schedule
Lịch trình phân bổ token HYPE

Nhận xét chung về tokenomics & lịch vesting

Tokenomics của IP được thiết kế cân bằng, đảm bảo lợi ích giữa early backers, dự án và cộng đồng. Việc khóa token trong 12 tháng và mở khóa dần trong 3-4 năm thể hiện cam kết dài hạn, giúp giảm thiểu áp lực bán ngay khi token được list và duy trì sự ổn định giá trị trên thị trường.

 

Phân bổ 15% nguồn cung cho hệ sinh thái tại TGE thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng từ giai đoạn đầu, trong khi phần lớn được mở khóa dần theo thời gian giúp duy trì sự phát triển bền vững. Đáng chú ý, việc mở khóa 100% Initial Incentives tại TGE khuyến khích người dùng tương tác sớm nhưng cũng có thể tạo áp lực bán trong ngắn hạn nếu không có cơ chế giữ chân hợp lý.

 

Nhìn chung, tokenomics và lịch vesting của IP cho thấy tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên, thành công của dự án sẽ phụ thuộc vào khả năng thực thi lộ trình và kiểm soát áp lực bán từ các phần thưởng khuyến khích.

Mua và nắm giữ IP token ở đâu?

Các bạn có thể mua IP trên các sàn giao dịch đã list IP như: OKX, Bitget, KuCoin, Bybit, Gate.io,... Đồng thời bạn cũng có thể lưu trữ IP trên các ví sàn hoặc các ví Web3 như Metamask, Rabby và Trust.

Các thông tin khác của dự án

Đội ngũ phát triển

Story Protocol được thành lập vào năm 2023, với sự dẫn dắt của ba nhà sáng lập Seung Yoon Lee, Seung Soo Kim và Jason Zhao. Đội ngũ này kết hợp giữa kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực công nghệ, blockchain và AI:

  • Seung Yoon Lee (Co-Founder & CEO): Là người sáng lập ứng dụng Radish Fiction, nền tảng kể chuyện trực tuyến được Kakao mua lại với giá 440 triệu USD. Anh cũng từng là đối tác tại Hashed, một quỹ đầu tư blockchain hàng đầu châu Á, với kinh nghiệm chuyên sâu trong việc phát triển các nền tảng nội dung số.
  • Seung Soo Kim (Co-Founder & CoS): Trước khi đồng sáng lập Story Protocol, anh giữ vị trí Giám đốc Chiến lược tại Radish Fiction, đồng hành cùng Seung Yoon Lee xây dựng và phát triển nền tảng. Anh có chuyên môn về chiến lược phát triển và quản lý các dự án công nghệ quy mô lớn.
  • Jason Zhao (Co-Founder): Là một kỹ sư AI từng làm việc tại Google DeepMind, nơi anh tham gia các dự án phát triển trí tuệ nhân tạo tiên tiến. Jason mang đến cho Story Protocol kiến thức chuyên sâu về AI, blockchain và các hệ thống phân tán.

Nhà đầu tư và đối tác

Theo dữ liệu từ Cryptorank, Story Protocol đã huy động thành công 140 triệu USD qua ba vòng gọi vốn, với sự dẫn dắt chính từ Andreessen Horowitz (a16z) – một trong những quỹ VC hàng đầu thế giới, cùng sự tham gia của nhiều quỹ lớn khác và các nhà đầu tư chiến lược:

  • Seed round (ngày 17/5/2023): Story Protocol nhận được 29,3 triệu USD từ a16z, cùng các quỹ như Hashed, dao5, và Mirana Ventures.
  • Series A (ngày 6/9/2023): Dự án tiếp tục gọi thành công 25 triệu USD, với sự góp mặt của a16z, Hashed cùng Foresight Ventures và nhiều quỹ đầu tư lớn khác.
  • Series B (ngày 21/8/2024): Story Protocol hoàn tất vòng, huy động 80 triệu USD, với dẫn dắt của a16z cùng sự tham gia của Polychain Capital và nhà đầu tư thiên thần nổi tiếng Cozomo de Medici.
Story Protocol Funding
Thông tin ba vòng gọi vốn của Story Protocol (Nguồn: cryptorank.io)

Bên cạnh các quỹ đầu tư lớn, Story Protocol còn hợp tác với nhiều dự án công nghệ tiên tiến như Ritual, HoloworldAI, và MyShell, nhằm mở rộng ứng dụng blockchain trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và nội dung số. Sự đồng hành của các nhà đầu tư và đối tác chiến lược này là nền tảng quan trọng giúp Story Protocol xây dựng một hệ sinh thái IP phi tập trung toàn diện và bền vững.

Story Protocol partner
Các đối tác của Story Protocol (Nguồn: Story Protocol)

Roadmap

Lộ trình phát triển của dự án bao gồm các cột mốc chính như sau:

Quý 2/2023: Ra mắt và huy động vốn ban đầu

  • Công bố dự án Story Protocol và tầm nhìn về IP phi tập trung.
  • Hoàn thành vòng Seed với 29.3 triệu USD do a16z dẫn đầu.
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng blockchain cho việc đăng ký và token hóa IP.

Quý 3/2023: Phát triển nền tảng cốt lõi

  • Ra mắt thử nghiệm tính năng Proof of Creativity, cho phép xác thực và ghi nhận tài sản trí tuệ trên blockchain.
  • Công bố Programmable IP License (PIL) – hệ thống cấp phép linh hoạt thông qua hợp đồng thông minh.
  • Hoàn thành vòng Series A với 25 triệu USD, tiếp tục mở rộng đội ngũ kỹ thuật.

Quý 1/2024: Triển khai testnet

  • Khởi chạy Testnet để thử nghiệm các tính năng đăng ký, cấp phép và thương mại hóa IP.
  • Hợp tác với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực AI-generated content và metaverse.
  • Mở chương trình Initial Incentives nhằm thu hút nhà sáng tạo tham gia mạng lưới.

Quý 3/2024: Khởi chạy mainnet

  • Ra mắt Public Mainnet, chính thức vận hành các tính năng cốt lõi.
  • Phát hành token IP để sử dụng trong các hoạt động staking, quản trị, và phí giao dịch.
  • Hoàn thành vòng Series B với 80 triệu USD, tiếp tục mở rộng quy mô hệ sinh thái.

Quý 1/2025: Mở rộng ứng dụng và cộng đồng

  • Tích hợp với các nền tảng Web3 lớn, hỗ trợ nội dung NFT, gaming và AI.
  • Mở rộng hệ thống cấp phép đa dạng, cho phép các nhà phát triển tạo các điều kiện pháp lý phức tạp hơn.
  • Phát triển cơ chế cross-chain để hỗ trợ giao dịch IP trên nhiều blockchain.

Quý 4/2025: Hoàn thiện hệ sinh thái IP mở

  • Triển khai DAO quản trị, cho phép cộng đồng định hướng sự phát triển của Story Protocol.
  • Hỗ trợ công cụ AI phi tập trung, cho phép kết hợp AI trong sáng tạo nội dung.
  • Mở rộng đối tác với các dự án lớn trong gaming, metaverse, và giải trí số.
Story Protocol Roadmap
Roadmap của Story Protocol

Tiềm năng phát triển trong tương lai của Story Protocol

Story Protocol có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự kết hợp giữa blockchain và ngành công nghiệp sở hữu trí tuệ. Dự án hướng đến việc trở thành nền tảng quản lý IP phi tập trung hàng đầu, cho phép đăng ký, cấp phép và thương mại hóa IP một cách minh bạch.

 

Với sự hậu thuẫn từ các quỹ lớn như a16z, Polychain Capital và Hashed, Story Protocol hứa hẹn sẽ trở thành một trong những nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho Web3, mở ra cơ hội mới cho các nhà sáng tạo nội dung.

Có nên đầu tư IP trong năm 2025?

Theo dữ liệu từ Coingecko, hiện tại IP đang giao dịch quanh mức 5.76 USD với vốn hóa thị trường gần 1.5 tỷ USD. Điểm nổi bật của Story Protocol phải kể đến như:

  • Sự hậu thuẫn từ các quỹ lớn như a16z, Polychain Capital, Hashed,... tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
  • Lịch vesting hợp lý: Phần lớn token được phân bổ cho cộng đồng và hệ sinh thái, giúp giảm áp lực bán từ các early backers và duy trì sự ổn định giá trong dài hạn.
  • Quan hệ đối tác chiến lược thông qua việc hợp tác với các dự án công nghệ tiềm năng như Ritual, HoloworldAI, MyShell, mở ra nhiều cơ hội phát triển và ứng dụng thực tế cho Story Protocol.

Với sự hỗ trợ từ các quỹ lớn, cơ chế vesting hợp lý và mạng lưới đối tác chiến lược, Story Protocol là một trong những dự án tiềm năng đáng chú ý trong năm 2025. Tuy nhiên, như mọi khoản đầu tư crypto khác, hãy theo dõi sát sao lộ trình phát triển, các cột mốc quan trọng và diễn biến thị trường chung trước khi đưa ra quyết định. DYOR luôn là nguyên tắc cốt lõi khi tham gia đầu tư.

Câu hỏi thường gặp về Story Protocol

Story Protocol là gì?

Story Protocol là nền tảng blockchain chuyên về IP. Nền tảng này giúp nhà sáng tạo đăng ký, cấp phép và kiếm tiền từ nội dung của mình một cách tự động và minh bạch thông qua các smart contract.

Story Protocol hoạt động như thế nào?

Story Protocol hoạt động bằng cách mã hóa tài sản trí tuệ thành NFT (IP NFT), tạo ra hồ sơ bất biến trên blockchain. Nền tảng này sử dụng ERC-6551 (IP Account) để giúp các NFT tương tác với các ứng dụng khác, hỗ trợ cấp phép linh hoạt và chia sẻ lợi nhuận tự động.

ERC-6551 khác gì so với ERC-721 và tại sao nó quan trọng?

ERC-721 chỉ đơn thuần đại diện cho quyền sở hữu tài sản dưới dạng NFT. Còn ERC-6551 mở rộng khả năng này bằng cách thêm tài khoản lập trình được (IP Account), cho phép NFT tương tác với các hợp đồng thông minh, từ đó quản lý quyền lợi, cấp phép và thanh toán tự động.

Làm thế nào Story Protocol đảm bảo quyền lợi cho nhà sáng tạo?

Story Protocol đảm bảo quyền lợi cho nhà sáng tạo thông qua:

  • Xác thực quyền sở hữu: Mỗi tài sản được ghi nhận dưới dạng NFT, đảm bảo bằng chứng sở hữu minh bạch.
  • Tự động chia sẻ lợi nhuận: Khi nội dung được sử dụng hoặc phát sinh doanh thu, smart contract sẽ tự động phân chia phí bản quyền cho các nhà sáng tạo mà không cần bên thứ ba.
  • Bảo vệ bản quyền: Hệ thống có Dispute Module để giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc vi phạm IP.

Story Protocol có thể ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Story Protocol có thể ứng dụng trong đa lĩnh vực như:

  • Nội dung số (âm nhạc, phim ảnh): Hỗ trợ cấp phép và chia sẻ doanh thu cho các tác phẩm gốc và nội dung phái sinh.
  • Gaming: Cho phép tích hợp các tài sản trong game, mở rộng khả năng tương tác và chia sẻ lợi nhuận khi tài sản được sử dụng.
  • AI: Hỗ trợ đăng ký và quản lý dữ liệu đào tạo AI, đảm bảo nhà cung cấp dữ liệu nhận được thù lao công bằng.

Story Protocol có lợi thế gì so với các nền tảng truyền thống?

Những lợi thế của Story Protocol so với các nền tảng truyền thống phải kể đến như:

  • Tự động hóa hoàn toàn: Giảm thiểu quy trình thủ công và loại bỏ bên trung gian.
  • Tính minh bạch cao: Mọi giao dịch và quyền sở hữu đều được ghi nhận công khai trên blockchain.
  • Hỗ trợ hợp tác mở: Tạo môi trường cho các nhà sáng tạo cộng tác dễ dàng mà vẫn giữ quyền lợi và kiểm soát IP.

 

Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Story Protocol, cách thức hoạt động, các tính năng nổi bật và tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy bạn nghĩ sao về tiềm năng của Story Protocol trong năm 2025? Đây có phải là một cơ hội đầu tư đáng cân nhắc trong danh mục của bạn? Hãy comment ý kiến đánh giá xuống phía dưới để trao đổi cùng cộng đồng Block24 nhé!

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc bạn thành công!