Trong crypto, ngoài cái tên quen thuộc là Bitcoin, thị trường còn tồn tại hàng nghìn đồng tiền điện tử khác, và tất cả chúng đều được gọi chung là Altcoin. 

Dù xuất phát điểm là những “phiên bản cải tiến” của Bitcoin, các Altcoin ngày nay đã phát triển vượt xa mục tiêu ban đầu: Từ việc phục vụ các ứng dụng smart contract, DeFi, memecoin, AI, GameFi,... tạo nên một hệ sinh thái sôi động. Cùng Block24 tìm hiểu Altcoin là gì và tiềm năng tương lai ra sao trong bài viết dưới đây nhé. 

Altcoin là gì?

Altcoin là gì?

Altcoin (alternative coin) là đồng coin thay thế cho Bitcoin. Nói một cách đơn giản, ngoài Bitcoin ra thì tất cả các loại coin khác mà anh em thấy trên thị trường đều được gọi chung là altcoin. 

Theo chỉ số TOTAL 2 (Crypto Total Market Cap Excluding BTC), thị trường altcoin hiện có vốn hóa khoảng 1.11 nghìn tỷ USD (tính đến 24/06/2025), tăng khoảng 50% so với đầu năm 2024, với hơn 10,000 altcoins đang hoạt động.

Các altcoin có vốn hoá lớn - Nguồn CoinMarketCap
Các altcoin có vốn hoá lớn - Nguồn CoinMarketCap

Ví dụ, Ethereum (ETH) là altcoin có market cap lớn nhất hiện nay. Các đồng như XRP, BNB, Solana, Cardano, Dogecoin, Polkadot,... cũng đều là altcoin. Thậm chí các stablecoin như USDT, USDC,... về mặt thuật ngữ cũng được xếp vào altcoin. 

Altcoin ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Bitcoin và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường tiền mã hóa. Chúng được tạo ra để cải thiện tốc độ giao dịch, tăng cường bảo mật, giảm chi phí, cung cấp các tính năng đặc thù như hợp đồng thông minh (smart contract), hoặc ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể (AI, DePIN, RWA,...).

>> Đọc thêm: Tìm hiểu DePIN là gì

>> Đọc thêm: Ứng dụng của Crypto AI Agent

Altcoin và Bitcoin khác nhau gì?

Tiêu chí

Bitcoin

Altcoin

Mục đích cải tiếnKhông cải tiến, thiết kế ban đầu từ 2009Khắc phục nhược điểm của Bitcoin (giao dịch nhanh, phí thấp, linh hoạt hơn)
Tính ổn địnhLịch sử lâu dài, vốn hóa lớn, ít biến động, khó thao túngBiến động lớn, vốn hóa nhỏ hơn, dễ bị tác động giá
Vai tròChủ yếu là tiền tệ sốĐa dạng tính năng: smart contract, dApp, DeFi, AI, GameFi,...

Lược sử phát triển của Altcoin

Altcoin đã trải qua hành trình phát triển đầy biến động từ khi Bitcoin ra đời năm 2009. Từ những đồng coin đầu tiên như Namecoin, Litecoin, đến các làn sóng bùng nổ ICO, DeFi, meme coin và sự trỗi dậy của các nền tảng hợp đồng thông minh như Ethereum. 

Có thể thấy, thị trường altcoin đang không ngừng mở rộng và định hình lại hệ sinh thái crypto. Đến năm 2025, altcoin không chỉ chiếm khoảng 40% vốn hóa mà còn trở thành nền tảng quan trọng thúc đẩy các ứng dụng blockchain thế hệ mới.

Lược sử phát triển của Altcoin
Lược sử phát triển của Altcoin

Phân loại Altcoin phổ biến

Stablecoin

Thống kê tổng market cap của stablecoin - Nguồn DefiLlama
Thống kê tổng market cap của stablecoin - Nguồn DefiLlama

Stablecoin là các altcoin được thiết kế để giữ giá trị ổn định bằng cách neo vào một tài sản thực nào đó (thường là tiền pháp định như USD, vàng,...). Mục đích của stablecoin là tạo cầu nối giữa crypto và tiền fiat, giúp nhà đầu tư tránh biến động giá quá mạnh khi giao dịch crypto.

Đặc điểm của stablecoin là giá trị gần như cố định (thường 1 USD/coin đối với stablecoin neo USD). Có 2 loại stablecoin chính:

  • Stablecoin tập trung (fiat backed): Được bảo chứng bằng tài sản dự trữ. Ví dụ: Tether (USDT) và USD Coin (USDC) là 2 stablecoin lớn nhất được cam kết bảo chứng bởi lượng tiền mặt hoặc tài sản tương đương trong ngân quỹ
  • Stablecoin thuật toán: Duy trì ổn định giá bằng thuật toán, thường là thông qua cơ chế điều chỉnh cung dựa vào một token khác hoặc tài sản crypto thế chấp. Ví dụ như Dai (DAI) của MakerDAO là stablecoin được thế chấp bằng crypto và điều chỉnh giá bằng smart contract hay TerraUSD (UST) trước đây được neo theo token LUNA nhưng đã sụp đổ năm 2022

Coin nền tảng

Coin nền tảng là những altcoin có blockchain riêng và thường đóng vai trò nền tảng cho các ứng dụng khác phát triển trên đó. Nói cách khác, đây là đồng coin gốc (native token) của một mạng blockchain độc lập. Chẳng hạn như ETH là coin nền tảng của blockchain Ethereum, BNB là coin nền tảng của Binance Chain,… 

Mỗi coin nền tảng thường gắn liền với một hệ sinh thái blockchain và được dùng để trả phí giao dịch, thưởng cho node xác thực hoặc quản trị mạng lưới.

Danh sách các blockchain layer-1 nổi bật
Danh sách các blockchain layer-1 nổi bật

Memecoin

Dogecoin lấy cảm hứng từ chú chó Shiba
Dogecoin lấy cảm hứng từ chú chó Shiba 

Memecoin (coin meme) là những đồng coin được lấy cảm hứng từ các meme trên Internet, tạo ra với mục đích “đùa vui” nhiều hơn là giải quyết vấn đề nghiêm túc. Đặc trưng của memecoin là thường không có nhiều giá trị nội tại hay công nghệ nổi bật, mà phần lớn đến từ hiệu ứng cộng đồng và sự thổi phồng trên social media.

Ví dụ điển hình nhất là Dogecoin (DOGE) được tạo ra năm 2013 dựa trên meme chú chó Shiba Inu. Ban đầu Dogecoin hoàn toàn là một trò đùa nhưng về sau nhờ cộng đồng ủng hộ mạnh và được các nhân vật nổi tiếng như Elon Musk liên tục nhắc đến, Dogecoin đã vọt tăng giá trị lên thành một trong những altcoin vốn hóa lớn nhất.

Utility coin

Utility coin/token (token tiện ích) là các altcoin được phát hành để phục vụ một tiện ích hoặc dịch vụ nhất định trong hệ sinh thái. Khác với coin nền tảng hay stablecoin, utility token thường được tạo ra trên một blockchain có sẵn và dùng để cung cấp quyền truy cập dịch vụ, trả phí hoặc thưởng trong một ứng dụng cụ thể.

Trang chủ dự án Filecoin
Trang chủ dự án Filecoin

Chẳng hạn ta có Filecoin (FIL) là token trong mạng lưu trữ phi tập trung Filecoin, được dùng để mua/bán dung lượng lưu trữ và thưởng thợ đào cung cấp ổ cứng.

Top 9 Altcoin vốn hóa lớn nhất thị trường Crypto 2025

Thứ hạng

Tên Altcoin

Vốn hóa thị trường (24/06/2025) (USD)

Cung lưu hành (24/06/2025)

Giá hiện tại (24/06/2025) (USD)

Mô tả ngắn gọn

1Ethereum (ETH)$273.18 tỷ120.72 triệu ETH$2,262.24Nền tảng blockchain hợp đồng thông minh hàng đầu.
2Tether (USDT)$155.87 tỷ155.87 tỷ USDT$0.99998Stablecoin phổ biến nhất, neo giá vào USD.
3XRP (XRP)$127 tỷ58.88 tỷ XRP$2.17Blockchain nền tảng, cung cấp các giải pháp tài chính ngân hàng.
4BNB (BNB)$92.29 tỷ144.01 triệu BNB$640.88Token của sàn Binance.
5USD Coin (USDC)$61.38 tỷ61.34 tỷ USDC$1.00Stablecoin được phát hành bởi Circle, neo giá vào USD.
6Solana (SOL)$72.58 tỷ531.09 triệu SOL$136.68Blockchain hiệu suất cao, phí giao dịch thấp.
7Dogecoin (DOGE)$23.03 tỷ149.15 tỷ DOGE$0.1544Memecoin hình chú chó.
8TRON (TRX)$25.85 tỷ94.82 tỷ TRX$0.2726Blockchain nền tảng, mục tiêu xây dựng hệ sinh thái giải trí kỹ thuật số.
9Cardano (ADA)$25.3 tỷ35.3 tỷ ADA$0.717Blockchain sử dụng cơ chế Proof-of-Stake, tập trung vào bảo mật và khả năng mở rộng.

Altcoin hoạt động như thế nào?

Cách hoạt động của altcoin phụ thuộc vào mục đích và công nghệ cụ thể, nhưng nhìn chung, chúng có những đặc điểm sau:

  • Sử dụng blockchain hoặc công nghệ tương tự: Hầu hết altcoin sử dụng blockchain (sổ cái phân tán) để ghi lại giao dịch, tương tự Bitcoin. Một số altcoin dùng biến thể hoặc công nghệ khác, chẳng hạn như DAG (Directed Acyclic Graph) trong IOTA.
  • Mục đích đa dạng:
    • Tiền tệ: Một số altcoin như Litecoin (LTC) được thiết kế làm phương tiện thanh toán, cải tiến tốc độ hoặc phí giao dịch so với Bitcoin.
    • Hợp đồng thông minh: Ethereum (ETH) hỗ trợ hợp đồng thông minh, cho phép xây dựng ứng dụng phi tập trung (DApp).
    • Các ứng dụng chuyên biệt: Các altcoin như Filecoin (FIL) tập trung vào lưu trữ dữ liệu phi tập trung, hoặc Chainlink (LINK) cung cấp dữ liệu offchain cho blockchain.
  • Cơ chế đồng thuận: Altcoin sử dụng các thuật toán đồng thuận để xác thực giao dịch, chẳng hạn như:
    • Proof-of-Work (PoW): Như Bitcoin, yêu cầu thợ đào giải bài toán để xác nhận giao dịch, ví dụ: Ethereum (trước 2.0).
    • Proof-of-Stake (PoS): Người dùng khóa coin để tham gia xác nhận, như Cardano (ADA) hoặc Ethereum (sau 2.0).
    • Các biến thể khác: Delegated Proof-of-Stake (DPoS), Proof-of-Authority (PoA),...
  • Phát hành và quản trị:
    • Altcoin có thể được phát hành qua ICO (Initial Coin Offering), IDO (Initial DEX Offering), hoặc khai thác (mining).
    • Một số altcoin có đội ngũ phát triển tập trung, trong khi các altcoin khác sử dụng mô hình phi tập trung (DAO) để cộng đồng quản lý.
  • Giao dịch và lưu trữ:
    • Altcoin được mua/bán trên sàn giao dịch như Binance, Coinbase hoặc sàn phi tập trung (DEX) như Uniswap.
    • Người dùng lưu trữ altcoin trong ví crypto (nóng hoặc lạnh) như MetaMask, Ledger.

5 yếu tố cần lưu tâm trước khi đầu tư Altcoin

Mô hình kinh doanh của dự án

Đầu tiên, anh em nên tìm hiểu dự án altcoin đó làm gì, giải quyết vấn đề nào và tạo ra giá trị ra sao. Nói cách khác, cần hiểu mô hình kinh doanh và sản phẩm của dự án đứng sau altcoin. Một số câu hỏi cần đặt ra khi tìm hiểu dự án là:

  • Dự án cung cấp dịch vụ gì hoặc giải pháp gì? Là nền tảng hợp đồng thông minh (như Ethereum), là giao thức cho vay DeFi, là game NFT,...
  • Dự án kiếm doanh thu bằng cách nào? Có dòng tiền hay kinh tế thực tế hỗ trợ không, hoặc phụ thuộc vào tăng trưởng người dùng?
  • Đối tượng khách hàng hướng tới là ai? Cá nhân, doanh nghiệp, nhà phát triển? Quy mô thị trường dự án nhắm tới lớn không?

Nếu một altcoin chỉ tồn tại mà không có ứng dụng thực tế hoặc mô hình kinh doanh mơ hồ, đó có thể là “red flag”. 

Tokenomics

Các bước đánh giá tokenomics
Các bước đánh giá tokenomics

Tokenomics là các thông số kinh tế của token/coin, bao gồm tổng cung, cơ chế phát hành, phân bổ và tiện ích của token. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới giá altcoin. Anh em nên check kỹ các thông tin sau:

  • Tổng cung tối đa là bao nhiêu, đã lưu hành bao nhiêu? Nguồn cung có lạm phát mạnh không? Một altcoin có nguồn cung tăng quá nhanh có thể bị pha loãng giá trị. Ngược lại, nguồn cung giới hạn và nhu cầu cao sẽ có lợi cho giá
  • Phân bổ token: Bao nhiêu phần trăm thuộc về đội ngũ, nhà đầu tư sớm, cộng đồng,... Lịch token release ra sao?
  • Tiện ích của token: Token được dùng để làm gì trong hệ sinh thái? Càng nhiều use case, nhu cầu mua token càng cao thì tiềm năng tăng giá càng lớn
  • Cơ chế kinh tế: Có cơ chế burn hay thưởng staking không? Điều này ảnh hưởng cung cầu trong dài hạn

Chi tiết hơn, anh em có thể tìm đọc cách research tokenomics dự án tại bài viết: Tokenomic là gì?

Backers

Danh sách quỹ đầu tư crypto nổi bật năm 2025
Danh sách quỹ đầu tư crypto nổi bật năm 2025

Backers là đội ngũ phát triển, cố vấn và các nhà đầu tư, đối tác lớn đứng sau. Yếu tố con người và sự hậu thuẫn tài chính rất quan trọng, đặc biệt với các altcoin mới:

  • Đội ngũ phát triển: Họ là ai? Có uy tín hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain/crypto không? Đã từng thành công hay thất bại với dự án nào chưa?
  • Nhà đầu tư và đối tác: Có được quỹ uy tín nào đầu tư không? Ví dụ một altcoin được hậu thuẫn bởi Coinbase Ventures, Binance Labs hay Andreessen Horowitz (a16z) sẽ tạo độ tin cậy nhất định. Đối tác chiến lược “xịn” cũng là dấu hiệu tích cực
  • Cộng đồng: Tuy không phải “backer” chính thức, nhưng cộng đồng người dùng trung thành cũng rất quan trọng. Một dự án altcoin có cộng đồng lớn, hoạt động sôi nổi trên Telegram, X, Discord,... chứng tỏ sức hút và khả năng lan tỏa

Biến động giá coin và thanh khoản

Các thông tin cơ bản của Ethereum tính đến 02/05/2025
Các thông tin cơ bản của Ethereum tính đến 02/05/2025

Cuối cùng, đây là yếu tố mang tính thị trường. Trước khi đầu tư, anh em cần đánh giá:

  • Lịch sử giá: Coin này đã có những biến động ra sao? Đạt đỉnh khi nào, mức giảm lớn nhất bao nhiêu? Anh em cần nhớ rằng altcoin thường rất biến động, cần chuẩn bị tâm lý cho các biến động mạnh hơn Bitcoin
  • Thanh khoản: Khối lượng giao dịch hàng ngày ra sao, có đủ lớn không? Altcoin đó được niêm yết trên những sàn nào? Một altcoin vốn hóa nhỏ giao dịch trên vài sàn DEX thanh khoản thấp có thể khiến việc mua bán khó khăn, trượt giá cao. Tốt nhất anh em nên ưu tiên altcoin có thanh khoản tốt, niêm yết trên sàn uy tín để dễ dàng thoát lệnh khi cần
  • Biến động so với thị trường chung: Nhiều altcoin có độ nhạy với biến động của Bitcoin (beta) rất cao. Nếu BTC tăng thì altcoin tăng mạnh hơn, còn giảm thì altcoin rớt thê thảm hơn. Hiểu được tính chất này giúp em quản lý rủi ro tốt hơn, ví dụ như không all in altcoin khi market có dấu hiệu đi xuống

Có nên đầu tư Altcoin thay vì Bitcoin?

Đây là câu hỏi nhiều người mới bước vào thị trường băn khoăn. Thực tế, đầu tư altcoin hay Bitcoin không phải lựa chọn loại trừ nhau hoàn toàn, tức là mỗi loại có vai trò khác nhau trong danh mục. Dưới góc nhìn của mình, anh em nên có sự kết hợp đa dạng thay vì chỉ chọn một bên.

Bitcoin được xem như tài sản nền tảng, an toàn hơn. Nếu anh em ưu tiên sự ổn định và dài hạn, Bitcoin là lựa chọn tốt vì có lịch sử lâu dài, được chấp nhận rộng rãi, thanh khoản cao. 

Tương quan market cap giữa BTC và altcoin
Tương quan market cap giữa BTC và altcoin

Ngược lại, altcoin mang lại cơ hội sinh lời cao hơn nếu chọn đúng dự án tiềm năng. Như mình đã phân tích, nhiều altcoin có thể tăng giá gấp nhiều lần trong thời gian ngắn, vượt xa tốc độ tăng của Bitcoin trong cùng kỳ. 

Hiệu suất của VIRTUAL và AIXBT
Hiệu suất của VIRTUAL và AIXBT

Bản thân altcoin cũng cho phép đa dạng hóa đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể: Nếu thích AI, anh em có thể xuống tiền VIRTUAL, AIXBT,... Thích coin nền tảng thì có SUI, SOL,... 

Nhờ vậy, danh mục altcoin cũng sẽ linh hoạt theo xu hướng công nghệ mà anh em tin tưởng. Nhưng đi kèm là rủi ro cao hơn, bất kỳ altcoin nào cũng có thể giảm mạnh hoặc thậm chí phá sản nếu dự án thất bại.

Vì vậy, chiến lược hợp lý thường là đa dạng danh mục gồm cả Bitcoin và altcoin. Tỷ trọng phân bổ tùy thuộc khẩu vị rủi ro của mỗi người:

  • Nếu thận trọng, anh em có thể dành phần lớn (ví dụ 50-70%) vốn cho Bitcoin, phần còn lại cho một rổ altcoin khác
  • Nếu chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận lớn, anh em có thể tăng tỷ trọng altcoin tiềm năng, nhưng vẫn nên nắm một phần Bitcoin/ETH để phòng rủi ro
     

Quan trọng là không nên bỏ hết trứng vào một loại tài sản. Thực tế cho thấy một danh mục kết hợp sẽ vừa hưởng lợi từ sóng tăng của altcoin, vừa giảm thiểu rủi ro nhờ sự ổn định của Bitcoin.

Nếu chỉ chọn một, cá nhân mình nghĩ Bitcoin vẫn là “must have” cho mọi nhà đầu tư crypto. Nhưng để tối ưu hóa lợi nhuận, anh em nên bổ sung thêm các altcoin chất lượng khác.

Tương lai của Altcoin

Tiềm năng tương lai của Altcoin

Nhìn về tương lai, altcoin được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của thị trường crypto. Một số tiềm năng và xu hướng chính cho altcoin trong những năm tới là:

  • Sự đổi mới công nghệ: Altcoin sẽ là mũi nhọn thử nghiệm các công nghệ blockchain mới. Chẳng hạn, Ethereum tiếp tục cập nhật với các bản nâng cấp như Pectra, nhằm cải thiện khả năng mở rộng và giảm phí giao dịch. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cointelegraph, trong nửa đầu năm 2025, đã có ít nhất 31 đơn đăng ký ETF altcoin được nộp lên các cơ quan quản lý. Điều này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ blockchain mới, với các dự án altcoin đang tìm cách tích hợp vào hệ thống tài chính truyền thống.
  • Mở rộng ứng dụng thực tiễn: Ngày càng nhiều altcoin được ứng dụng vào đời sống (AI, DePIN, RWA,...) và tài chính truyền thống. Theo Messari, số lượng dự án DePIN trong năm 2024 đã tăng 12 lần, lên tới 1170 dự án so với năm 2022.
  • Dòng tiền mới đổ vào altcoin: Bitcoin hiện đã được nhiều tổ chức chấp nhận, nhưng suất sinh lời có thể không còn hấp dẫn bằng altcoin. Những altcoin có fundamentals tốt, cộng đồng mạnh có thể thu hút dòng tiền lớn, đặc biệt với một số altcoin có tỷ lệ được duyệt đơn ETF cao chẳng hạn như XRP, DOGE, SOL.
  • Giảm sự phụ thuộc vào Bitcoin: Hiện tại biến động của altcoin phần lớn vẫn phụ thuộc xu hướng Bitcoin. Tuy nhiên về lâu dài, có thể xuất hiện những altcoin ít tương quan với Bitcoin hơn, dựa trên sức mạnh nội tại của dự án. Khi đó, altcoin nổi bật trong lĩnh vực riêng (ví dụ altcoin về DeFi, altcoin về AI,...) có thể dẫn dắt xu hướng riêng mà không hoàn toàn “cùng chìm hay nổi” theo Bitcoin
  • Altcoin Season: Nhiều nhà phân tích tin rằng các chu kỳ “altcoin season” sẽ tiếp tục diễn ra, dù có thể mức độ khác trước. Khi Bitcoin tăng ổn định và đạt đỉnh, dòng tiền thường luân chuyển sang altcoin, tạo ra những đợt altcoin tăng mạnh trên diện rộng. Những người nắm bắt đúng thời điểm altseason có thể thu lời lớn từ altcoin

Rủi ro của Altcoin

Bên cạnh tiềm năng, altcoin cũng đối mặt với không ít rủi ro và thách thức trong tương lai:

  • Biến động và bong bóng: Thị trường altcoin vẫn nổi tiếng bởi độ biến động cao. Giá altcoin có thể tăng nóng tạo bong bóng rồi sụp đổ mạnh. Những đợt giảm giá 80-90% không hiếm sau mỗi chu kỳ hưng phấn. Ngay cả altcoin top như Ethereum cũng từng rớt giá hơn 85% trong giai đoạn 2018. Rủi ro bong bóng luôn hiện hữu nếu nhà đầu tư lao vào altcoin theo phong trào mà không xét đến giá trị thực
  • Rất nhiều altcoin “rác”: Số lượng altcoin ngày càng tăng và phần lớn trong số đó thực tế không có giá trị lâu dài. Nhiều dự án được tạo ra chỉ để ăn theo trào lưu, thậm chí lừa đảo (scam, rug pull)
  • Rủi ro bảo mật và kỹ thuật: Nhiều altcoin chạy trên các blockchain hoặc smart contract phức tạp, tiềm ẩn lỗ hổng bảo mật. Đã có không ít vụ hacker tấn công dự án DeFi, cross-chain bridge,... lấy cắp số token trị giá hàng trăm triệu USD.
  • Thanh khoản kém khi thị trường xấu: Khi thị trường vào xu hướng giảm hoặc hoảng loạn, thanh khoản altcoin có thể cạn kiệt nhanh chóng. Nhà đầu tư lớn thường rút về Bitcoin hoặc stablecoin, bỏ lại các altcoin nhỏ thiếu lực mua đỡ giá
  • Rủi ro pháp lý: Các quy định của chính phủ có thể ảnh hưởng mạnh đến altcoin. Ví dụ, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) thời gian qua coi nhiều altcoin là chứng khoán chưa đăng ký và tiến hành kiện tụng (XRP của Ripple vướng vụ kiện kéo dài từ 2020 đến 2023)
  • Phụ thuộc vào Bitcoin và chu kỳ kinh tế: Dù tương lai kỳ vọng altcoin có sức sống riêng, hiện tại và vài năm tới, số phận altcoin phần lớn vẫn gắn liền với chu kỳ của Bitcoin và kinh tế vĩ mô. Nếu Bitcoin bước vào chu kỳ downtrend dài hoặc kinh tế suy thoái, dòng tiền rút khỏi crypto, altcoin sẽ lao dốc thậm chí mạnh hơn Bitcoin

FAQ

Altcoin có vốn hóa lớn nhất hiện nay là gì?

Tính đến năm 2025, Ethereum (ETH) là altcoin có vốn hóa lớn nhất. Ethereum hiện đứng thứ 2 thị trường (sau Bitcoin) với vốn hóa khoảng 293 tỷ USD). Đây là nền tảng blockchain hàng đầu hỗ trợ hợp đồng thông minh và nhiều dApp, nên đồng Ether của nó được định giá rất cao. 

Xếp sau Ethereum về vốn hóa lần lượt là các altcoin lớn khác như Tether (USDT), XRP, BNB,... Tuy nhiên, Ethereum vẫn được coi là “vua” của altcoin nhờ cộng đồng phát triển mạnh và vai trò trung tâm trong hệ sinh thái crypto.

Tôi có thể mua altcoin ở đâu?

Anh em có thể mua altcoin trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử. Các sàn tập trung (CEX) lớn và uy tín như Binance, Coinbase, OKX,... đều niêm yết rất nhiều altcoin. 

Chỉ cần tạo tài khoản, nạp tiền (USD, VND hoặc crypto) vào sàn và thực hiện lệnh mua altcoin mong muốn. Ngoài ra, anh em cũng có thể mua trên các sàn phi tập trung (DEX) như Uniswap, PancakeSwap, SushiSwap,...

Altcoin có đào được không?

Điều này tùy thuộc vào từng loại altcoin. Một số altcoin có thể “đào” được giống như Bitcoin, nhưng nhiều altcoin khác thì không đào được theo cách truyền thống. Cụ thể:

  • Altcoin dùng cơ chế Proof of Work (PoW): Có thể đào bằng cách chạy máy tính giải thuật toán giống Bitcoin. Ví dụ: Ethereum trước đây (trước 2022) dùng PoW có thể đào ETH, Litecoin (LTC), Monero (XMR), Zcash (ZEC),... đều có thể đào được bằng GPU hoặc máy đào ASIC chuyên dụng
  • Altcoin dùng cơ chế khác (PoS, DPoS, PBFT,...): Thường không thể đào theo kiểu giải thuật toán. Thay vào đó, các coin này dùng cơ chế staking để xác thực giao dịch
  • Token tiện ích khác: Nếu altcoin đó là token chạy trên Ethereum, BNB Chain,... thì không có mạng lưới riêng để đào. Anh em chỉ có thể “earn” qua các chương trình yield farming, airdrop hoặc liquidity mining nếu dự án có tổ chức, chứ không “đào” bằng sức mạnh tính toán được

Có nên đầu tư Altcoin mới niêm yết?

Đầu tư vào altcoin mới niêm yết (mới lên sàn hoặc mới phát hành) có thể mang lại lợi nhuận rất cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn:

  • Ưu điểm: Altcoin mới nếu là dự án tốt, giá còn thấp, khi niêm yết có thể tăng giá nhiều lần do hiệu ứng FOMO. Có nhiều trường hợp coin mới list sàn tăng 5x, 10x
  • Nhược điểm: Coin mới thường biến động rất mạnh và dễ bị thao túng
  • Thông tin hạn chế: Altcoin mới thường chưa có nhiều dữ liệu lịch sử để phân tích, thông tin dự án có thể chưa đầy đủ hoặc chưa được kiểm chứng qua thời gian. Việc định giá “hợp lý” cho coin mới là rất khó, chủ yếu dựa vào kỳ vọng và hype
     

Vậy có nên đầu tư không? Theo mình, nếu anh em hiểu rõ dự án và chấp nhận rủi ro thì có thể dành một phần nhỏ vốn để đầu tư. Tuyệt đối không nên dùng toàn bộ tiền cho các token mới này. Hãy đảm bảo rằng đã nghiên cứu dự án kỹ (team, sản phẩm, tokenomics như nói ở trên) và có kế hoạch chốt lời/cắt lỗ rõ ràng. 

Các đồng altcoin tiềm năng có điểm chung là gì?

Những altcoin được coi là tiềm năng (tăng trưởng tốt về giá trị lâu dài) thường có một số điểm chung là:

  • Công nghệ và ứng dụng nổi bật: Altcoin tiềm năng thường gắn với dự án có công nghệ đột phá hoặc ứng dụng thực tiễn rõ ràng
  • Đội ngũ và cộng đồng mạnh: Dự án đứng sau altcoin tiềm năng có đội ngũ phát triển giỏi, uy tín, lộ trình rõ ràng. Đồng thời, cộng đồng người ủng hộ đông đảo, tích cực đóng góp
  • Tokenomics hợp lý: Nguồn cung giới hạn hoặc phát hành có kiểm soát, phân bổ token công bằng, nhiều tiện ích thúc đẩy nhu cầu nắm giữ
  • Backers uy tín: Nhận được đầu tư từ các quỹ lớn hoặc được các sàn lớn support
  • Mức độ active của dự án: Một thước đo altcoin tiềm năng là dự án đó liên tục phát triển (cập nhật code, mở rộng đối tác) và ngày càng có nhiều người dùng hoặc TVL tăng nếu là dự án DeFi
     

Dĩ nhiên, không phải altcoin nào hiện có đủ các tiêu chí trên chắc chắn sẽ thành công, nhưng đa số “hạt giống tốt” đều mang những đặc điểm chung như vậy. 

Altcoin không chỉ đơn thuần là “phiên bản cải tiến” của Bitcoin mà đã trở thành trụ cột quan trọng trong hệ sinh thái crypto. Với sự đa dạng về công nghệ, ứng dụng và tiềm năng tăng trưởng, altcoin mang đến nhiều cơ hội đầu tư và dần đưa crypto trở nên mainstream hơn. Là nhà đầu tư cá nhân, việc hiểu rõ bản chất, phân loại và có chiến lược đầu tư phù hợp sẽ giúp anh em tối ưu hóa lợi nhuận khi tham gia thị trường altcoin. 
 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!