Xác minh ví blockchain là quá trình đảm bảo tính chính xác và an toàn của ví tiền điện tử, bao gồm việc xác minh danh tính hoặc quyền sở hữu. Hãy cùng Block24 tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé.

Xác minh ví blockchain là gì?

Xác minh ví blockchain là quá trình đảm bảo rằng một ví tiền điện tử thực sự thuộc về một cá nhân hoặc tổ chức nào đó, chỉ chủ sở hữu mới có quyền kiểm soát tài sản và sử dụng ví. Quá trình này có thể được thực hiện theo nhiều cách, tùy vào bối cảnh sử dụng, chẳng hạn như xác minh KYC, ký thông điệp khi chuyển tiền, kết nối dApp, mint NFT,...

Trong thực tiễn, các minh ví blockchain là bước quan trọng để:

  • Chứng minh quyền sở hữu ví khi kết nối dApps, tham gia các ứng dụng Web3.
  • Kiểm tra điều kiện nhận thưởng, airdrop, whitelist.
  • Giúp dự án xác định người dùng thật, lọc bớt bot.
  • Bảo mật, tuân thủ quy định pháp lý.
Ký xác minh để đăng nhập dApps
Ký xác minh để đăng nhập dApps

Các hình thức xác minh ví blockchain

Có 2 hình thức xác minh ví blockchain là: Ký thông điệp (signing messages) đối với ví non-custodial và xác minh danh tính (KYC) đối với ví custodial.

Ký thông điệp

Đối với người dùng non-custodial wallet (ví không lưu ký) như MetaMask, Trust Wallet,... hình thức xác minh phổ biến nhất là ký thông điệp (signing messages). Đây là cách mà dApps hoặc các nền tảng Web3 xác nhận rằng bạn thực sự sở hữu quyền kiểm soát ví, thông qua việc ký một đoạn văn bản.

Ví dụ mô tả quá trình xác minh ví blockchain khi sử dụng dApps:

  • DApp gửi một thông điệp (message) đến ví, nó có thể là yêu cầu đăng nhập tài khoản, stake tài sản, vay hoặc cho vay,...
  • Ví blockchain sử dụng private key để tạo ra một chữ ký số (chuỗi ký tự được mã hóa) tương ứng với nội dung thông điệp.
  • Bạn sẽ thấy một pop-up trên ví, hiển thị nội dung thông điệp và yêu cầu bấm “Ký” (Sign) để xác nhận.
  • Sau khi bấm "Ký", ví blockchain gửi chữ ký số cho dApp để xác nhận rằng bạn chính là chủ sở hữu của ví.

Quá trình này diễn ra hoàn toàn off-chain (ngoài chuỗi), không tốn phí gas, và không gửi giao dịch lên blockchain. Đây là cơ chế xác minh nhanh, tiện lợi, không cần lộ danh tính, và không cần bên thứ ba trung gian, loại bỏ yếu tố rủi ro tập trung hóa.

Lens Protocol yêu cầu chữ ký để tạo tài khoản
Lens Protocol yêu cầu chữ ký để tạo tài khoản

Xác minh danh tính

Đối với custodial wallet (ví lưu ký), hình thức xác minh phổ biến là KYC (Know Your Customer), yêu cầu người dùng cung cấp thông tin danh tính thông qua giấy tờ tùy thân.

Do tài sản của bạn được lưu trữ và quản lý bởi một bên thứ ba (thường là các sàn giao dịch tập trung như Binance, OKX, Bybit...), nên việc xác minh KYC là cần thiết nhằm tuân thủ pháp lý và quy định chống rửa tiền (AML) ở nhiều quốc gia.

Để thực hiện KYC, người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản như họ tên, ngày sinh, quốc tịch, cùng với ảnh chụp giấy tờ tùy thân (CCCD, hộ chiếu, bằng lái xe,...) và ảnh selfie hoặc video xác minh khuôn mặt. Sau khi KYC thành công, bạn sẽ được quyền sử dụng đầy đủ các chức năng của sàn giao dịch như nạp/rút tiền, trade, staking,...

Cách xác minh ví blockchain

Cách xác minh ví non-custodial rất đơn giản như sau:

Bước 1: Kết nối ví blockchain với dApp hoặc ứng dụng Web3.

Bước 2: Khi thấy hiển thị yêu cầu chữ ký, hãy đọc nội dung yêu cầu và bấm Ký (Sign) hoặc Xác nhận.

Bấm xác nhận chữ ký khi dApp yêu cầu
Bấm xác nhận chữ ký khi dApp yêu cầu

Đối với ví custodial thì quy trình KYC phức tạp hơn, các bước xác minh danh tính sàn giao dịch (ví dụ Binance):

Bước 1: Đăng ký hoặc đăng nhập vào sàn Binance.

Bước 2: Vào phần xác minh tài khoản.

Vào phần xác minh tài khoản.
Vào phần xác minh tài khoản

Bước 3: Chọn quốc gia và Loại giấy tờ dùng để xác minh danh tính (CCD, Bằng lái, Hộ chiếu), sau đó chọn 1 trong 2 phương pháp: Tải ảnh giấy tờ lên từ máy tính đang dùng, hoặc dùng điện thoại để xác minh.

Chọn quốc gia và Loại giấy tờ rồi bấm Tiếp tục
Chọn quốc gia và Loại giấy tờ rồi bấm Tiếp tục

Cách 1: Xác minh trên máy tính

  • Bấm vào Tải lên từ thiết bị hiện tại -> Tải ảnh mặt trước và mặt sau của giấy tờ xác minh -> Tiếp tục.
  • Bấm Tiếp tục -> Đưa mặt vào camera và xoay hướng đầu theo yêu cầu.
Xác thực trên máy tính
Xác thực trên máy tính

Cách 2: Xác minh bằng điện thoại

  • Mở camera điện thoại lên và quét mã QR trên màn hình -> bấm vào đường link hiện trên màn hình của Binance.com
  • Chụp ảnh mặt trước và mặt sau của giấy tờ xác minh -> Tiếp tục.
  • Bấm Tiếp tục -> Đưa mặt vào camera và xoay hướng đầu theo yêu cầu.
Xác thực trên điện thoại
Xác thực trên điện thoại

Tổng quan ví blockchain

Ví blockchain là gì?

Ví Blockchain là ví được sử dụng để lưu trữ, quản lý, gửi và nhận các loại tài sản số như tiền điện tử và NFTs. Tùy theo cách phân loại, ví blockchain có thể là custodial wallet (ví lưu ký), non-custodial wallet (ví không lưu ký), cold wallet (không kết nối internet), hot wallet (kết nối internet), hardware wallet (ví phần cứng), paper wallet (ví giấy),...

Phân loại ví blockchain?

Theo cách quản lý

  • Custodial Wallet: Private key của ví được quản lý bởi một bên thứ ba (như sàn giao dịch hoặc dịch vụ ví), người dùng chỉ có thể truy cập qua tài khoản đăng ký. Ví Custodial dễ sử dụng, hỗ trợ khôi phục tài khoản và các vấn đề phát sinh, tuy nhiên gặp nhiều rủi ro nếu nền tảng bị hack hoặc phá sản.
  • Non-Custodial Wallet: Người dùng tự tạo và quản lý private key, seed phrase mà không thông qua bên thứ ba nào, đồng thời toàn quyền kiểm soát tài sản. Rủi ro của ví non-custodial là nếu để lộ private key hoặc seed phrase thì nguy cơ cao bị mất hết tài sản.
MetaMask - một trong những Non-Custodial Wallet phổ biến
MetaMask - một trong những Non-Custodial Wallet phổ biến

Theo loại ví

  • Hot Wallet (Ví nóng): Hoạt động online, do kết nối internet nên dễ bị tấn công. Phổ biến gồm có MetaMask, OKX wallet, Phantom,...
  • Cold Wallet (Ví lạnh): Hoạt động off-line, là phương pháp an toàn nhất để hold tài sản lâu dài nhưng hơi bất tiện. Phổ biến gồm có ví Ledger, Trezor.
  • Ví phần mềm: Các ứng dụng hoặc nền tảng ví, có thể trực tuyến (như MetaMask, Blockchain.com) hoặc ngoại tuyến (như Electrum, Armory)
  • Ví phần cứng: Thuộc dạng ví lạnh, là các thiết bị vật lý (như Ledger, Trezor) hoặc ví giấy.

Nên sử dụng ví blockchain nào?

Việc chọn ví blockchain nào phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người:

  • Các ví của sàn giao dịch như Binance, OKX,... (custodial wallet), hoặc Trust Wallet (non-custodial) phù hợp với người mới bắt đầu, ưu tiên dễ sử dụng.
  • Ví sàn Binance, OKX, BingX,... (custodial), hoặc ví MetaMask và OKX wallet (non-custodial) phù hợp với trader khi thường xuyên giao dịch. 
  • Nên dùng các ví lạnh như Ledger hoặc Trezor khi lưu trữ tài sản dài hạn, ưu tiên an toàn.
  • MetaMask, OKX Wallet phù hợp cho những người thường xuyên tham gia DeFi, DApps, NFT.

Xem thêm >> Danh sách các ví Crypto uy tín cộng đồng Việt Nam tin dùng 2025 - 2026

Cách tạo ví blockchain

Với custodial wallet, bạn cần đăng ký tài khoản và hoàn thành xác minh danh tính để sử dụng. Còn với non-custodial wallet, cần tải ứng dụng ví và tạo ví mới, ghi lại cẩn thận seed phrase/private key, và tạo mật khẩu đăng nhập là xong.

Xem hướng dẫn chi tiết >> Cách tạo ví blockchain bằng hình ảnh dễ hiểu cho người mới

FAQ

Xác minh ví có làm lộ private key không?

Không, nhưng bạn phải đảm bảo ký thông điệp khi được yêu cầu bởi các dApps hoặc ứng dụng Web3 uy tín.

Tôi cần công cụ gì để xác minh ví?

Với ví non-custodial thì không cần công cụ nào, chỉ cần đọc kỹ thông điệp vào bấm ký xác nhận. Với ví custodial, bạn cần chuẩn bị thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân và dụng cụ (máy tính, điện thoại) quay/chụp khuôn mặt để xác minh KYC

Làm sao để kiểm tra tôi đã xác minh thành công chưa?

Sau khi ký, dApps thường hiển thị thông báo "Verified" hoặc tự động chuyển sang bước tiếp theo. Còn nếu KYC trên các sàn giao dịch, kết quả sẽ được thông báo trực tiếp trên Website và qua email.

Ký thông điệp có gây mất tài sản không?

Chữ ký yêu cầu từ các dApps hoặc ứng dụng Web3 uy tín thì sẽ không mất tài sản. Nhưng nếu ký nhầm nội dung độc hại, có thể bị hack ví và mất tài sản.

Xác minh ví có mất phí không?

Xác minh trên cả 2 dạng ví non-custodial và custodial đều không mất phí.

Xác minh ví có cần KYC không?

Cần KYC đối với ví custodial trên các sàn giao dịch, và không cần KYC đối với các ví non-custodial.

Thời gian xử lý KYC trong bao lâu?

Với công nghệ xác minh tiên tiến, quy trình KYC thường diễn ra khá nhanh, chỉ trong vài phút là đã có kết quả.