Tính đến đầu năm 2025, MetaMask đã ghi nhận hơn 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, với hơn 100 triệu lượt tải trên các nền tảng trình duyệt và thiết bị di động. Không dừng lại ở việc lưu trữ và chuyển tài sản, MetaMask ngày càng mở rộng hệ sinh thái với nhiều tính năng hữu ích, cho thấy tham vọng trở thành một "siêu ứng dụng".

 

Vậy MetaMask là gì? Làm thế nào để sử dụng MetaMask đúng cách, an toàn và bảo mật? Anh em hãy cùng Block24 tìm hiểu nhé!

MetaMask là gì?

MetaMask là một ví Web3 non-custodial, cho phép lưu trữ và quản lý token, tương tác với các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên nhiều blockchain như Ethereum, BNB Chain, Arbitrum,... và nhiều chain tương thích EVM khác.

 

Điểm nổi bật của MetaMask là tính phi tập trung, tức users toàn quyền kiểm soát tài sản và mã khóa ví cá nhân mà không thông qua bên trung gian (non-custodial). Đây là một trong những ví crypto phổ biến hàng đầu thế giới, với hàng chục triệu lượt tải và người dùng thường xuyên hàng tháng.

 

Ra mắt lần đầu vào năm 2016 dưới dạng tiện ích mở rộng trình duyệt (browser extension), MetaMask hiện đã có mặt trên cả ứng dụng di động (iOS và Android).

MetaMask là ví crypto
MetaMask là một trong những ví crypto phổ biến hàng đầu

Lịch sử phát triển của ví MetaMask

Sau đây là những cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ví MetaMask:

  • 2016: Ra mắt lần đầu tiên

MetaMask được phát triển bởi Aaron Davis, thành viên ConsenSys, một công ty hàng đầu chuyên xây dựng các hạ tầng và công cụ để hỗ trợ cho Ethereum.

 

Ban đầu, nó chỉ là một browser extension trên Chrome và Firefox, giúp người dùng quản lý tài sản và tương tác với dApps trên mạng Ethereum một cách dễ dàng.

 

  • 2017–2019: Tăng trưởng nhờ DeFi và cơn sốt ICO

Sự bùng nổ của trend ICO trên Ethereum vào năm 2017 đã khiến nhu cầu sử dụng ví crypto tăng mạnh. Ở thời điểm đó, MetaMask không có đối thủ và trở thành công cụ không thể thiếu cho việc gửi/nhận ETH, cũng như tương tác với các smart contract.

 

Dù vẫn chỉ hoạt động trên extension, nhưng ví MetaMask đã có hàng triệu lượt tải và người dùng bắt đầu quen dần với khái niệm “kết nối ví Web3”.

 

  • 2020: Ra mắt ứng dụng di động & tính năng mới

Sau nhiều năm chỉ có bản extension, MetaMask Mobile chính thức ra mắt trên iOS và Android vào năm 2020, trùng với thời điểm DeFi bùng nổ (DeFi Summer 2020), số lượng người dùng cũng nhờ đó mà tiếp tục tăng vọt.

 

Vào tháng 10/2020, MetaMask giới thiệu tính năng Swap trên tiện ích mở rộng trình duyệt Firefox, cho phép swap token ERC-20 trực tiếp trong ví (và thu phí dịch vụ).

 

  • 2021: Bắt đầu phát triển mạnh

Khi crypto trở nên phổ biến hơn, MetaMask cũng bắt đầu tăng tốc để mở rộng quy mô.

  • Tháng 4/2021, MetaMask đạt 5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
  • Đến tháng 8/2021, tức chỉ trong vòng 4 tháng, con số này tăng gấp đôi lên 10 triệu MAU.
  • Mở rộng tính năng MetaMask Swap trên ứng dụng di động.
  • Hỗ trợ các ví phần cứng như Ledger và Trezor.
  • Tích hợp nhiều giải pháp mở rộng Ethereum, bao gồm layer 2 và sidechain như Polygon, BNB Chain, Arbitrum,...

 

  • 2022–2023: Mở rộng hệ sinh thái

MetaMask thể hiện rõ tham vọng lớn khi không muốn dừng lại ở việc chỉ là một ví crypto đơn thuần, mà sẽ mở rộng thành ứng dụng DeFi đa năng.

  • Bắt đầu tích hợp sâu hơn với thế giới DeFi thông qua các tính năng staking, bridge, NFT và thậm chí cho phép mua crypto bằng fiat (qua đối tác bên thứ ba).
  • Ra mắt MetaMask Institutional, phiên bản dành cho các tổ chức đầu tư với yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
  • Bổ sung các tính năng bảo mật mới, điển hình như MetaMask Snaps.
MetaMask là một ứng dụng DeFi đa năng
MetaMask đang mở rộng thành một ứng dụng DeFi đa năng
  • 2024–2025: Đối mặt với thị trường cạnh tranh 

Mặc dù vẫn duy trì MAU cao (vượt 30 triệu theo báo cáo từ ConsenSys) nhưng MetaMask đang đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các ví crypto mới nổi như Rabby, Phantom, Trust Wallet, và các ví Web3 chuyên sâu hơn như OKX wallet, Binance wallet,...

 

Ở giai đoạn này, ví vẫn tiếp tục phát triển các công cụ giúp người dùng tự bảo vệ tài sản như anti-phishing, kiểm tra approval, cảnh báo token giả mạo,...

Các tính năng của MetaMask Wallet

Các tính năng chính của MetaMask bao gồm:

  • Buy & Sell: Mua hoặc bán các đồng coin/token trực tiếp trên MetaMask bằng tiền fiat.
  • Swap: Hoán đổi giữa các đồng coin/token.
  • Bridge: Di chuyển tài sản giữa các chain tương thích EVM (Ethereum, BNB Chain,...).
  • Send & Receive: Chức năng gửi, nhận crypto.
  • Transfer: Chuyển coin từ CEX sang ví MetaMask, hiện mới chỉ hỗ trợ chuyển từ Binance và Coinbase.
  • Stake: Cho phép stake ETH trên pool của MetaMask hoặc stake gián tiếp qua các giao thức Liquid staking (Lido, Rocket Pool).
  • Discover: Cung cấp một số dữ liệu thị trường, danh sách các dApp, protocol, NFTs và Games nổi bật.
Các tính năng nổi bật trên MetaMask Wallet
Các tính năng nổi bật trên MetaMask Wallet

Ưu điểm và nhược điểm của ví MetaMask

MetaMask có nhiều ưu điểm nhưng đi kèm với đó là một số nhược điểm cần được khắc phục.

Ưu điểm

  • Hỗ trợ nhiều chain: MetaMask hỗ trợ tất cả các blockchain EVM như Ethereum, BNB Chain, Arbitrum, OP mainnet... và sẽ bổ sung thêm Solana (từ tháng 5/2025) cùng với Bitcoin (từ Q3/2025). 
  • Tương thích rộng rãi: Gần như mọi dApp lớn nhỏ hiện nay đều hỗ trợ ví MetaMask.
  • Đa nền tảng: MetaMask wallet có mặt trên cả extension và ứng dụng di động.
  • Cho phép kiểm soát hoàn toàn tài sản: MetaMask là ví non-custodial, cho phép users tự giữ private key, không phụ thuộc bên thứ ba.
  • Nhiều tính năng: Ngoài gửi và nhận token cơ bản, MetaMask còn triển khai thêm các tính năng cần thiết cho việc quản lý, giao dịch, và đầu tư tài sản crypto.
  • Hỗ trợ ví phần cứng: Kết nối được với Ledger, Trezor, giúp nâng cao bảo mật và thuận tiện cho người dùng.
  • Phát triển liên tục: Ví MetaMask thường xuyên được update chức năng mới như Snaps, bridge, staking, anti-phishing,...

Nhược điểm

  • Khó dùng cho người mới: Đây là vấn đề chung của thị trường crypto, giao diện và các khái niệm kỹ thuật (gas fee, network, contract,...) có thể gây khó khăn cho những users mới.
  • Chỉ hỗ trợ các EVM chain: MetaMask hiện chưa hỗ trợ Bitcoin và các non-EVM chain như Solana, Cosmos, Sui,... Người dùng phải sử dụng thêm ví khác.
  • Phí swap cao: Phí dịch vụ cho tính năng swap trực tiếp trên MetaMask thường cao hơn so với các DEX.
  • Hiệu suất chưa tối ưu: Khi dùng nhiều ví hoặc kết nối nhiều chain, ví MetaMask có thể bị lag, chậm.

So sánh MetaMask với các ví crypto khác

Dưới đây là bảng so sánh MetaMask với một số ví crypto phổ biến khác, bao gồm: Trust Wallet, OKX wallet, Coin98 và Phantom.

So sánh MetaMask Wallet với các ví crypto khác
So sánh MetaMask Wallet với các ví crypto khác

>> Xem thêm: So sánh ví metamask và trust wallet

Hướng dẫn sử dụng MetaMask Wallet cho người mới

Cách tạo ví

Để sử dụng MetaMask, trước hết anh em cần tạo ví trên trình duyệt Web hoặc trên mobile.

 

Bước 1: Truy cập vào https://metamask.io/download

Bước 2: Chọn Browser Extension hoặc quét QR code tương ứng với trình duyệt Web (Chrome, Firefox) / hệ điều hành đang sử dụng (iOS, Android). Sau đó tiến hành cài đặt như thông thường.

Bước 3: Mở MetaMask extension/app lên, chọn Create new wallet, nhập password và lưu Recovery Phrase lại, cuối cùng bấm vào Confirm là xong bước tạo ví.

 

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo ví Metamask trên máy tính & điện thoại

Giao diện ví MetaMask
Giao diện ví MetaMask sau khi tạo mới

Cách sử dụng ví

Các tính năng cơ bản của MetaMask bao gồm: Buy & SellSwapBridgeSendReceive. Muốn sử dụng tính năng nào thì bấm vào tab tương ứng.

Các tính năng cơ bản của MetaMask
Các tính năng cơ bản của MetaMask
  • Buy & Sell: Chọn địa chỉ ví nhận + loại tiền tệ và phương thức thanh toán + số tiền muốn mua. Sau đó thực hiện các bước yêu cầu tiếp theo để hoàn thành mua crypto. Thực hiện tương tự cho lệnh bán crypto.
  • Swap: Chọn chain cần sử dụng + các loại token muốn swap, rồi bấm vào Swap là xong.
  • Bridge: Chọn token + số lượng + mạng blockchain (chain gốc và chain đích) cần, sau đó bấm vào Submit.
  • Send: Chọn chain cần sử dụng + token muốn gửi đi + nhập số lượng + chọn địa chỉ nhận token, sau đó bấm vào Continue / Confirm.
  • Receive: Copy địa chỉ ví rồi gửi tiền vào địa chỉ này.

>> Xem thêm: Cách sử dụng ví Metamask: Hướng dẫn từng bước cho người mới

Lưu ý khi sử dụng ví MetaMask

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng MetaMask mà anh em cần nắm:

  • Bảo mật seed phrase tuyệt đối: Seed phrase là “chiếc chìa khóa duy nhất” để khôi phục ví, nếu để lộ, có thể mất toàn bộ tài sản. Hãy ghi lại bằng tay cẩn thận và cất ở nơi an toàn, không nên lưu trên máy tính hoặc đưa lên internet. Nếu lưu trữ assets với giá trị lớn, tốt nhất nên dùng các ví cứng như Ledger hoặc Trezor.
  • Cảnh giác với scam: Không bấm vào các đường link lạ, chỉ truy cập dApp từ trang Web chính thức, đồng thời luôn kiểm tra kỹ địa chỉ website và contract trước khi connect ví.
  • Đọc kỹ trước khi ký giao dịch: MetaMask sẽ yêu cầu anh em ký xác nhận mỗi lần giao dịch, nhưng đừng ký nếu không hiểu nội dung, đặc biệt với những yêu cầu “Sign Message”, vì đây có thể là bẫy chiếm quyền kiểm soát ví.
  • Update thường xuyên: Luôn sử dụng bản mới nhất của MetaMask và trình duyệt Web để đảm bảo không có lỗi bảo mật.
  • Thêm đúng chain và token: Khi thêm thủ công mạng blockchain hoặc token mới, hãy điền các thông tin contract chính xác do dự án và các nguồn uy tín cung cấp.
  • Không để nhiều tiền trong ví: Các ví nóng như MetaMask tuy tiện lợi nhưng không an toàn tuyệt đối,  chỉ nên giữ một phần tài sản cần thiết để giao dịch, phần còn lại nên trữ trong ví lạnh.

Xem thêm >> Bảo mật, an toàn và các vấn đề thường gặp với ví Metamask

Các câu hỏi thường gặp về ví MetaMask

Ví metamask ra đời năm nào?

MetaMask ra mắt vào năm 2016 bởi công ty ConsenSys, một công ty công nghệ blockchain tập trung vào Ethereum.

Ví metamask của ai?

MetaMask được phát triển bởi ConsenSys, do Joseph Lubin (Co-founder của Ethereum) sáng lập. Đây là một trong những công ty trong lĩnh vực blockchain lớn nhất và có uy tín trong hệ sinh thái Ethereum.

Metamask là ví nóng hay lạnh?

MetaMask là một ví nóng (hot wallet), nó luôn kết nối với Internet nên rất thuận tiện để giao dịch nhanh chóng, nhưng đổi lại là gặp rủi ro bảo mật.

Metamask có miễn phí không?

Có, MetaMask hoàn toàn miễn phí để cài đặt và sử dụng, nhưng người dùng sẽ phải trả phí giao dịch (gas fee) khi gửi token hoặc tương tác với smart contract. Đây là phí của blockchain chứ không phải do MetaMask thu.

Nếu mất điện thoại/máy tính thì làm sao?

Nếu chẳng may bị mất điện thoại/máy tính thì cần có 12 từ khôi phục (seed phrase) hoặc mã khóa bí mật (private key) để vào lại MetaMask. Nếu mất luôn cả 2 loại mật mã này thì không còn cách nào để khôi phục ví, toàn bộ tài sản coi như mất vĩnh viễn.

Metamask có hỗ trợ tiếng Việt không?

Có, MetaMask hiện đã hỗ trợ giao diện tiếng Việt, có thể đổi ngôn ngữ trong phần cài đặt.

Có thể dùng Metamask để lưu trữ Bitcoin không?

Hiện tại thì không. Tuy nhiên, MetaMask có kế hoạch hỗ trợ Bitcoin bắt đầu từ Q3/2025.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin và chia sẻ của Block24 về chủ đề ví MetaMask. Hy vọng bài viết này đã giúp anh em hiểu được MetaMask là gì, ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng ví crypto này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment xuống phía dưới để được Block24 giải đáp nhé!

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!